Đại gia địa ốc Bình Dương chuyển nhượng dự án nghìn tỷ

Khu nhà phố thương mại tại Bình Dương được TDC chuyển nhượng với  giá 1.130 tỷ đồng.

Công ty cổ phần Kinh doanh và phát triển Bình Dương (mã CK: TDC) vừa báo cáo Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM về việc chuyển nhượng toàn bộ dự án Uni Galaxy.

Tổng giá trị của thương vụ này xấp xỉ 1.138 tỷ đồng, chưa bao gồm thuế. Dự án này là giai đoạn ba của khu nhà phố thương mại Uni Town, được xây dựng trên diện tích hơn 56.000 m2 tại thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương. Giá bán bình quân ước tính khoảng 20,3 triệu đồng mỗi m2.

Theo kế hoạch ban đầu, Uni Galaxy khởi công cách đây bốn năm với tổng vốn đầu tư 1.585 tỷ đồng. Trong đó, giá vốn xây dựng chiếm 660 tỷ đồng. Dự kiến doanh thu mang lại cho TDC từ dự án này khoảng 1.823 tỷ đồng.

[caption id="attachment_95271" align="aligncenter" width="500"] Dự án Uni Galaxy tại Thủ Dầu Một, Bình Dương. Ảnh: Becamex[/caption]

TDC được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa bộ phận kinh doanh bán buôn, bán lẻ trực thuộc Becamex IDC. Sau 16 năm hoạt động, vốn điều lệ đã tăng từ 2,5 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng. Công ty hoạt động trong các lĩnh vực là kinh doanh bất động sản, xây dựng dân dụng, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.

Còn Becamex IDC, hiện nắm giữ quỹ đất khu công nghiệp cực lớn tại Việt Nam. Công ty có 6 khu công nghiệp gồm: Mỹ Phước 3 giai đoạn với tổng diện tích 3.429 ha; Việt Nam  Singapore tổng diện tích 6.000ha; Khu công nghiệp và đô thị Thới Hòa 956 ha; Khu công nghiệp Bàu Bàng 2.000 ha; Khu liên hợp Công nghiệp Đô thị Dịch vụ Bình Dương 4.196 ha và Becamex Bình Phước 4.300 ha.

Ngoài ra, doanh nghiệp này còn phát triển hàng loạt dự án quy mô lớn như Becamex City Center (6ha), Ecolakes Mỹ Phước (220ha), Becamex Thuận An (190ha), Thành phố mới Bình Dương với quy mô 1.000 ha...

Theo Hà Thanh Vnexpress

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video