Công ty nông nghiệp nhà “bầu” Đức đã thế chấp gì để vay hơn 12.000 tỷ đồng?

Các ngân hàng lớn và "bên liên quan" nào đang là chủ nợ của HAGL Agrico? Công ty này đã thế chấp những gì cho các khoản vay này?

[caption id="attachment_14509" align="aligncenter" width="700"]Ảnh minh họa. Ảnh minh họa.[/caption]

Như đã thông tin, theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2015, CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico - mã HNG) do ông Đoàn Nguyên Đức (còn gọi là Bầu Đức) làm Chủ tịch, có nợ phải trả tăng mạnh, từ 10.269 tỷ đồng đầu năm 2015 lên 16.843 tỷ đồng, tương ứng tăng thêm 64%. Trong đó, tuy nợ vay ngắn hạn giảm từ 3.728 tỷ đồng xuống còn 2.979 tỷ đồng nhưng vay nợ dài hạn lại tăng vọt gấp 2,5 lần, từ 3.620 tỷ lên 9.563 tỷ đồng.

Vay nợ ngắn hạn ở mức 2.979 tỷ đồng, bao gồm 2.101 tỷ đồng vay ngắn hạn ngân hàng, 66 tỷ đồng vay dài hạn bên liên quan đến hạn trả, 511 tỷ đồng vay dài hạn ngân hàng đến hạn trả và 300 tỷ đồng trái phiếu dài hạn đến hạn trả.

the chap 1

2 ngân hàng cho HNG vay ngắn hạn bao gồm Ngân hàng Liên doanh Lào Việt, chi nhánh Attapeu và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Gia Lai.

Vay nợ tài chính dài hạn bao gồm 4.690 tỷ đồng vay dài hạn ngân hàng, 2.000 tỷ trái phiếu kèm chứng quyền và 3.750 tỷ vay bên liên quan.

Các ngân hàng cho HNG vay dài hạn bao gồm: BIDV chi nhánh Bình Định (1.244 tỷ đồng), BIDV chi nhánh Gia Lai (1.091 tỷ đồng), Sacombank chi nhánh Đà Nẵng (262 tỷ đồng), Sacombank chi nhánh Thủ Đức (250 tỷ đồng), ACB chi nhánh Gia Lai (178,5 tỷ đồng), Lào - Viet Bank chi nhánh Attapeu (669 tỷ đồng), HDBank TP.HCM chi nhánh Đắk Lắk (62,9 tỷ), HDBank TP.HCM chi nhánh Đồng Nai (874,3 tỷ đồng), Sacombank Cambodia (57,5 tỷ đồng).

the chap 2

Hoàng Anh Gia Lai - “Ngân hàng” siêu lớn của HAGL Agrico

Tuy nhiên các chủ nợ trên vẫn chưa là gì so với việc HNG vay từ bên liên quan là HAG.

Hiện HAG đang cho HNG vay 3.816 tỷ đồng, lãi suất dao động từ 10% - 17%/năm. Đây là các khoản vay tín chấp được sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của Nhóm công ty.

Trong khi đó, trên báo cáo tài chính riêng của HAG cho thấy, Nợ phải trả của HAG đến cuối năm 2015 đạt gần 15.412 tỷ đồng, tăng 34,8% so với đầu năm, tỷ số nợ/tổng tài sản ở mức 55,6%. Trong đó, khoản vay ngắn hạn của công ty đã tăng thêm hơn 1.000 tỷ đồng, lên hơn 4.648 tỷ đồng.

Các khoản vay ngắn hạn của công ty bao gồm vay dài hạn trái phiến đến hạn trả 1.350 tỷ đồng (tăng 58,8% so với đầu năm), trái phiếu hoán đổi 1.130 tỷ đồng, trái phiếu chuyển đổi 1.100 tỷ đồng, vay ngân hàng gần 1053 tỷ đồng, tăng 2,2 lần so với đầu năm, vay dài hạn ngân hàng đến hạn trả là hơn 15 tỷ đồng.

Trong khi đó, khoản vay dài hạn của HAG tăng thêm tới gần 3.000 tỷ đồng, lên gần 8.536 tỷ đồng, trong đó, tới 8.518,8 tỷ đồng là trái phiếu thường trong nước, tăng 53,5% so với đầu năm.

Theo Bizlive

Tags:

Thị trường chứng khoán đang định hình chu kỳ tăng giá mới?

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua nửa đầu năm 2025 đầy biến động do tác động từ bất ổn vĩ mô thế giới, đặc biệt là chính sách thuế đối ứng của Mỹ và xung đột địa chính trị. Tuy nhiên, thị trường đã hồi phục tích cực và vượt vùng 1.340 điểm khi các cải cách về thể chế để hỗ trợ nội lực nền kinh tế dần được thông qua.

Quỹ mở lên ngôi giữa chu kỳ phục hồi thị trường

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang chứng kiến chu kỳ hồi phục mạnh mẽ hiếm có trong vòng ba năm trở lại đây, khi VN-Index vượt lên mốc 1.457 điểm, áp sát vùng đỉnh thời kỳ Covid-19. Sức bật của thị trường đã giúp các quỹ mở ghi nhận hiệu suất vượt trội chỉ trong vòng 3 tháng qua.

Bỏ room tín dụng: Từng bước nghiên cứu, chờ thời điểm chín muồi

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu NHNN sớm bỏ công cụ hành chính trong điều hành tăng trưởng tín dụng, thay vào đó cần theo cơ chế thị trường. Thực tế trong thời gian qua, NHNN đã đổi mới cơ chế điều hành, có lộ trình giảm dần và tiến tới bỏ phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng.

Video