Công bố lợi nhuận khả quan, vốn hoá của Seaprodex tăng 50% chỉ sau 3 phiên tăng trần

Seaprodex vừa báo lãi đột biến hơn 308 tỷ đồng năm 2016, gấp 4,2 lần lợi nhuận đạt được năm 2015.

Cổ phiếu SEA của Tổng công ty Thủy sản Việt Nam (Seaprodex) vừa bất ngờ tăng trần 3 phiên liên tiếp, lên mức 19.000 đồng/cổ phiếu. Dù chưa lên lại đỉnh đã lập được hồi cuối tháng 12/2016 vừa qua nhưng cũng đã tăng 41% so với thời điểm đầu tháng 3/2017.

Toàn bộ 125 triệu cổ phiếu SEA chính thức giao dịch trên UpCOM từ 23/12/2016 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 11.400 đồng/cổ phiếu. Vừa lên sàn, cổ phiếu này đã nhanh chóng tăng trần 3 phiên liên tiếp và lập đỉnh ở mức giá 23.800 đồng/cổ phiếu. Cũng trong thời gian này, CTCP XNK Tổng hợp Miền Nam (Geleximco) đã bán đi toàn bộ 18,75 triệu cổ phiếu, thoái vốn thu về hơn 290 tỷ đồng. Ngay sau đó, cổ phiếu SEA đã điều chỉnh giảm mạnh, có lúc về giá hơn 12.000 đồng/cổ phiếu.

Việc cổ phiếu SEA bất ngờ tăng mạnh và có 3 phiên tăng trần gần đây có lẽ bởi kết quả kinh doanh khả quan năm 2016. Seaprodex vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2016 với doanh thu cả năm đạt gần 1.513 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2015. Song do giá vốn tăng mạnh hơn nên lợi nhuận gộp đạt gần 118 tỷ đồng, giảm 4 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, đáng chú ý là năm 2016, Seaprodex ghi nhận gần 310 tỷ đồng lãi từ các công ty liên doanh liên kết (trong đó có 304 tỷ đồng lãi từ CTCP Việt Pháp Sản xuất thức ăn gia súc Proconco), tăng đột biến so với gần 56 tỷ đồng ghi nhận trong năm 2015 nên kết quả cả năm 2016 Seaprodex lãi sau thuế 308,4 tỷ đồng, gấp 4,2 lần lợi nhuận đạt được năm 2015. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận về cho cổ đông công ty mẹ hơn 302 tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2016, tổng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty hơn 514 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 1.879 tỷ đồng, trong đó vốn góp chủ sở hữu 1.250 tỷ đồng.

Theo Trí thức trẻ/SEA

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video