Công an xác định ông Nguyễn Đức Hiển là bị hại của bà Nguyễn Phương Hằng

Công an tỉnh Bình Dương đã đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng đồng thời thông báo đến ông Nguyễn Đức Hiển, xác định ông là bị hại trong vụ án.

Ngày 6-9, Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án, kết luận điều tra sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng (SN 1971, CEO Công ty Đại Nam) về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" xảy ra trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Đồng thời, Công an tỉnh Bình Dương cũng gửi thông báo cho ông Nguyễn Đức Hiển (SN 1973, Phó tổng biên tập Báo Pháp luật TP HCM) về việc xác định ông là bị hại trong vụ án.

Công an tỉnh Bình Dương căn cứ vào kết quả giám định lời nói, phát ngôn của bà Nguyễn Phương Hằng trong nhiều buổi livestream xác định các buổi livestream này chứa nội dung xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh dự, cá nhân.

Các thông báo kết luận giám định gửi đến ông Nguyễn Đức Hiển do thượng tá Lưu Minh Hoàng - Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương ký.

Công an xác định ông Nguyễn Đức Hiển là bị hại của bà Nguyễn Phương Hằng - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Phương Hằng

Trong một diễn biến liên quan, VKSND TP HCM cho biết đã trả hồ sơ vụ án Nguyễn Phương Hằng (SN 1971, CEO Công ty CP Đại Nam) để CQĐT Công an thành phố làm rõ vai trò đồng phạm của một số cá nhân khác.

VKSND TP HCM đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng xem xét nhập vụ án liên quan đến bị can Nguyễn Phương Hằng do Công an tỉnh Bình Dương khởi tố, nhằm giải quyết triệt để vụ án.

Bà Nguyễn Phương Hằng bị Công an TP HCM khởi tố, tạm giam về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo khoản 2 điều 331 bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Trước đó, Công an TP HCM đã chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng; đồng thời xác minh thêm một số cá nhân tiếp tay cho bà Hằng như ê-kíp giúp việc, luật sư tham gia tranh luận tại các buổi livestream, những người cung cấp kịch bản.

Nhiều buổi livestream bà Nguyễn Phương Hằng đã bàn về đời sống riêng tư của các nghệ sĩ như nghệ sĩ hài H.L, ca sĩ V.O, bà H.N.

Bà Nguyễn Phương Hằng thừa nhận thông tin mà bà có được và nói về 3 cá nhân này do tham khảo trên mạng, đọc báo, "nằm mơ" chứ chưa kiểm chứng.

Theo Công an TP HCM, nhiều người giúp bà Hằng tích cực trong các buổi livestream gồm bà N.T.M.N. (trợ lý của Nguyễn Phương Hằng tại Công ty cổ phần Đại Nam), ông H.C.T. (trưởng phòng truyền thông Công ty cổ phần Đại Nam).

Các buổi livestream của Nguyễn Phương Hằng nói về các cá nhân do bà "nằm mơ tư liệu" còn có sự tham gia của các luật sư N.Đ.K., Đ.A.Q.

Bà Nguyễn Phương Hằng trước đây từng có tên là Nguyễn Thị Thanh Tuyền. Ngoài quốc tịch Việt Nam thì bà Hằng có thêm quốc tịch Cộng hòa Cyprus.

Theo Phạm Dũng (Người lao động)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video