Công an xác định bà Nguyễn Phương Hằng có thêm quốc tịch Cộng hòa Cyprus

Công an TP HCM cho biết vẫn đang làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến hành vi của bà Nguyễn Phương Hằng cùng nhiều người khác.

Ngày 17-4, Công an TP HCM cho biết mở rộng điều tra, bà Nguyễn Phương Hằng (SN 1971) trước đây từng có tên là Nguyễn Thị Thanh Tuyền. Ngoài quốc tịch Việt Nam thì bà Hằng có thêm quốc tịch Cộng hòa Cyprus (Cộng hòa Síp).

Liên quan đến việc bà Nguyễn Phương Hằng có hai quốc tịch, luật sư Lưu Tấn Anh Toàn (Giám đốc Công ty Luật Lưu Vũ) cho rằng nếu bà Hằng đang có hai quốc tịch và không thuộc trường hợp được hưởng quyền miễn trừ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của BLHS thì đương nhiên cơ quan tố tụng sẽ áp dụng BLHS của Việt Nam để xử lý một cách nghiêm minh, khách quan, đúng người, đúng tội.

Công an xác định bà Nguyễn Phương Hằng có thêm quốc tịch Cộng hòa Cyprus - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Phương Hằng lúc bị bắt

Bà Nguyễn Phương Hằng trước đây từng mang tên Nguyễn Thị Thanh Tuyền (sinh ngày 26-1-1971). Đến năm 2010, bà Nguyễn Thị Thanh Tuyền đổi tên thành Nguyễn Phương Hằng.

Khi còn mang tên Thanh Tuyền, bà từng tố cáo ông Đ.Đ.G (đệ tử Trương Văn Cam, tức Năm Cam). Bà Tuyền quen biết với Đ.Đ.G từ năm 1996, đến năm 1997 thì về sống với ông G. như vợ chồng tại một căn nhà ở quận Tân Bình, TP HCM. Sau nhiều năm sinh sống, bà Tuyền mua lại căn nhà này với giá 52 lượng vàng.

Tuy nhiên, trong thời gian sống chung với ông G., bà Tuyền thường bị đánh đập nên đã đem giấy tờ nhà gửi cho mẹ ruột. Đến năm 1998, ông G. buộc bà Tuyền viết giấy ghi tên ông này và bà Tuyền đồng sở hữu rồi đuổi bà ra khỏi nhà.

Trong quá trình điều tra vụ án Trương Văn Cam, ông Đ.Đ.G bị xử phạt 7 năm tù về tội "cưỡng đoạt tài sản".

Theo Phạm Dũng (Người Lao Động)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video