Công an TP.HCM: Bà Phương Hằng nhục mạ người khác, không hợp tác, coi thường pháp luật

Công an TP.HCM cáo buộc bà Nguyễn Phương Hằng không hợp tác với cơ quan điều tra, coi thường pháp luật.

Ngày 24/3, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã quyết định khởi tố vụ án hình sự Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Đồng thời, Công an TP.HCM cũng ra quyết định khám xét với bà Nguyễn Phương Hằng (SN 1971), hiện đang là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam. Trước đó, bà Hằng từng livestream trên mạng xã hội và tố cáo nhiều nghệ sĩ, nhà báo ăn chặn tiền từ thiện.

Theo báo cáo điều tra từ Công an TP.HCM, bà Phương Hằng đã lợi dụng sức ảnh hưởng của bản thân, sử dụng chức năng của mạng xã hội và internet để tổ chức nhiều buổi phát trực tiếp có nội dung thông tin không kiểm chứng, liên quan đến đời tư người khác, trong đó sử dụng ngôn từ mang tính chất nhục mạ danh dự, nhân phẩm của người khác.

Quá trình điều tra, Nguyễn Phương Hằng không hợp tác, coi thường pháp luật, nhiều lần tổ chức tập trung nhiều người đến nhà riêng của các cá nhân có mâu thuẫn gây mất an ninh trật tự tại địa bàn TP.HCM và các địa phương khác. 

Bà Hằng cũng bị ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, ca sĩ Thủy Tiên, ca sĩ Vy Oanh, ông Võ Hoàng Yên, nghệ sĩ Hoài Linh, nhà báo Hàn Ni, nhà báo Đức Hiển, bà Đinh Thị Lan... tố cáo về hành vi vu khống, làm nhục người khác.

Công an TP.HCM: Bà Phương Hằng nhục mạ người khác, không hợp tác, coi thường pháp luật - Ảnh 1.
 
Công an TP.HCM: Bà Phương Hằng nhục mạ người khác, không hợp tác, coi thường pháp luật - Ảnh 2.

Công an làm việc tại biệt thự của bà Hằng chiều tối 24/3. Ảnh: Minh Duy

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video