Công an kiểm tra, thu giữ nhiều “sim rác” ngăn nạn lừa đảo, tổ chức đánh bạc

Hiện nay, tội phạm sử dụng "sim rác" thực hiện các hành vi phạm tội như lừa đảo chiếm đoạt tài sản; cho vay nặng lãi; tổ chức đánh bạc và đánh bạc; rửa tiền qua... Các đối tượng phạm tội còn sử dụng “Sim rác” gọi điện, đe dọa, bôi nhọ danh dự, xúc phạm uy tín cá nhân, tổ chức.

Ngày 27-11, Công an quận 8 (TPHCM) cho biết, thời gian qua, đơn vị nhiều lần kiểm tra các điểm nghi vấn hoạt động kinh doanh mua bán, cho thuê sim trên địa bàn và phát hiện nhiều vi phạm.

Theo đó, hiện nay tình hình tội phạm sử dụng "sim rác" làm công cụ thực hiện các hành vi phạm tội như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cho vay nặng lãi, tổ chức đánh bạc và đánh bạc, rửa tiền qua mạng... Các đối tượng phạm tội còn sử dụng “sim rác” để gọi điện, đe doạ, bôi nhọ danh dự, xúc phạm uy tín cá nhân, tổ chức.

Vì thế, để kịp thời răn đe, phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm trên thì đơn vị thường xuyên kiểm tra các điểm nghi vấn hoạt động kinh doanh mua bán, cho thuê sim trên địa bàn.

Công an kiểm tra, thu giữ nhiều 'sim rác' ngăn nạn lừa đảo, tổ chức đánh bạc ảnh 1

Tang vật thu giữ. Ảnh: C.T

Qua kiểm tra, công an lập biên bản vi phạm hành chính đối với 8 hộ kinh doanh và 1 công ty vì “Bán sim thuê bao di động khi không được doanh nghiệp viễn thông di động ký hợp đồng ủy quyền…” và "Bán, lưu thông trên thị trường Sim thuê bao đã được nhập sẵn thông tin thuê bao kích hoạt sẵn dịch vụ di động …” với tổng số tiền phạt gần 200 triệu đồng. Công an cũng tạm giữ 147 sim rác các loại của các nhà mạng Mobifone, Vinaphone, Viettel và VietnamMobile.

Công an quận 8 cho rằng cần có giải pháp quản lý chặt chẽ việc kinh doanh sim theo quy định, không để tồn tại tình trạng “sim rác”.

Theo Chí Thạch (SGGPO)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video