Cơ sở dữ liệu quốc gia có ích gì cho người chăn nuôi?

Cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi là quy định được ghi nhận lần đầu tiên trong Luật chăn nuôi 2018 (có hiệu lực từ 1-1-2020), điều mà trước đây Pháp lệnh giống vật nuôi 2004 không có.

Hỏi:

Tôi có một trang trại chăn nuôi gia súc ở Bình Phước. Tôi nghe nói sắp có cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi. Cho tôi hỏi, dữ liệu đó gồm những gì? Dự liệu có giúp ích gì cho người chăn nuôi? Tôi có được tra cứu dữ liệu này được không?

Bạn đọc Lê Hoàng Tùng(Bình Phước).

Trả lời:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang cho lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi là quy định được ghi nhận lần đầu tiên trong Luật chăn nuôi 2018 (có hiệu lực từ 1-1-2020), điều mà trước đây Pháp lệnh giống vật nuôi 2004 không có.

Cơ sở dữ liệu quốc gia

Cơ sở dữ liệu quốc gia có ích gì cho người chăn nuôi? - Ảnh 1.

Ngày 19-11-2018, Quốc hội đã thông qua Luật chăn nuôi 2018 với nhiều điểm mới so với quy định cũ

Được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ xây dựng, Cục chăn nuôi đã phối hợp với các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin xây dựng Thông tư gồm 6 chương, 19 điều.

Theo dự thảo, cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi gồm:

- Cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chăn nuôi;

- Cơ sở dữ liệu về giống vật nuôi, nguồn gen giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi;

- Cơ sở dữ liệu về cơ sở chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi;

- Cơ sở dữ liệu về vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh;

- Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực chăn nuôi;

-  Cơ sở dữ liệu khác về chăn nuôi.

Dự thảo Thông tư cũng nêu rõ cấp trung ương và cấp tỉnh được quyền khai thác dữ liệu quốc gia về chăn nuôi và được quyền khai thác một số thông tin về các sơ sở chăn nuôi, thông tin về thị trường (giá thức ăn, giá các sản phẩm chăn nuôi)…

Tổ chức, cá nhân có quyền tiếp cận cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi những thông tin sau:

- Hệ thống cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chăn nuôi;

- Danh sách cơ sở sản xuất giống vật nuôi; số lượng và tên giống vật nuôi được công bố tiêu chuẩn chất lượng và công bố hợp quy; Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn; Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu;

- Cơ sở chăn nuôi; phương thức, quy mô chăn nuôi ; sản lượng sản phẩm chăn nuôi;

- Danh sách cơ sở đủ điều kiện sản xuất, nhập khẩu và mua bán thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải trong chăn nuôi;

- Thông tin về thị trường: Giá giống vật nuôi; giá thức ăn chăn nuôi nguyên liệu; giá sản phẩm chăn nuôi; giá sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi;

- Thông tin về vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh;

- Danh sách các cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi.

Các tổ chức, cá nhân cung cấp, cập nhật thông tin vào hệ thống được quyền gửi và nhận các thông tin sau: Báo cáo thống kê về đàn vật nuôi; báo cáo về thị trường, giá cả sản phẩm chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi; gửi các thông tin, ý kiến đề xuất tới cơ quan quản lý.

Do đó, khi Thông tư chính thức có hiệu lực, đây sẽ là cơ sở pháp lý rõ ràng để các cơ quan chức năng, tổ chức, cá nhân nghành chăn nuôi áp dụng công nghệ thông tin để quản lý nghành mình có hiệu quả hơn.

Dự thảo Thông tư vẫn đang trong thời gian được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lấy ý kiến góp ý rộng rãi. Bạn có thể bấm vào ĐÂY để đóng góp ý kiến của mình.

Theo Hữu Đăng (Pháp luật TPHCM)

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video