Cổ đông ngân hàng: Cay đắng khi nhận cổ tức...0 đồng

Mùa ĐHĐCĐ năm ngoái, hàng loạt ngân hàng không chi một xu cổ tức cho cổ đông và tình trạng này vẫn chưa có dấu hiệu khả quan hơn trong năm nay, thậm chí là nhiều năm tiếp theo.

cong-so

"Cổ tức 0 đồng" diễn ra ở nhiều nơi

Điệp khúc "Năm nay chúng ta sẽ không chia cổ tức" được lặp lại ở nhiều Đại hội đồng cổ đông ngân hàng, thậm chí đã trở thành câu nói quen thuộc mà cổ đông phải nghe triền miên vài năm nay.

Một cổ đông của ngân hàng MaritimeBank chia sẻ năm nay tiếp tục là một năm buồn khi ngân hàng vẫn nói không với cổ tức cho năm 2015 và thậm chí là cả năm sau. "Chúng tôi yêu thích ngành hàng hải nên đầu tư mua cổ phiếu ngân hàng từ khi còn ở giá cao 30 - 40 ngàn đồng. Đến nay giá cổ phiếu xuống, trong khi đó không được nhận cổ tức, tiền tỷ nếu để ngân hàng cũng được đồng lãi ổn định hàng tháng, còn 3 năm nay ngân hàng không trả cho chúng tôi một đồng lãi nào".

Còn đây là nỗi niềm của một cổ đông của PGBank: "Tôi có tiền đều dồn gửi tiền tại PGBank và theo dõi hoạt động PGBank,. Trong 2014 và 2015 đều không chia cổ tức, mặc dù các quỹ tích lũy và các khoản chia được. Tôi trăn trở suy nghĩ 3 năm nay ngân hàng đều có lãi, không nhiều thì ít nhưng không được nhận cổ tức. Hy vọng năm nay được nhận cổ tức động viên tinh thần".

Đó là nỗi buồn của những cổ đông nhận "cổ tức 0 đồng" trong 3 năm nhưng đâu đó còn có những cổ đông chờ đợi mong ngóng triền miên trong 5 năm liên tiếp.

Tại ĐHĐCĐ ngân hàng Techcombank, phần thảo luận tập trung xoay quanh phần phát biểu của 3 cổ đông. Họ đã lần lượt đứng lên chất vấn một cách gay gắt về việc tại sao từ năm 2011 đến nay ngân hàng quên quyền lợi của cổ đông, không chia một xu cổ tức cho cổ đông, trong khi thù lao của lãnh đạo vẫn cao.

Điểm chung trong nỗi bức xúc của cổ đông là tại sao ngân hàng không chia lãi cho cổ đông trong khi ngân hàng làm ăn vẫn có lãi, thậm chí là lãi nghìn tỷ.

Còn cổ đông của những ngân hàng nằm trong diện tái cơ cấu thì sao? Chất vấn một cách thẳng thắn với lãnh đạo của ngân hàng SCB, cổ đông băn khoăn về việc không được chia cổ tức và tại sao ngân hàng phải trích lập dự phòng quá lớn trong thời gian qua.

Ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc ngân hàng trần tình: "Chúng ta đang trải qua quá trình “tích tụ tư bản” dưới hình thức trích lập dự phòng có tài sản đảm bảo đi kèm. Quá trình này rất đau đớn và mệt mỏi nhưng tôi hy vọng cổ đông chia sẻ quan điểm đó và chia sẻ việc lợi nhuận chỉ 111 tỷ đồng hay không chia cổ tức".

Ai sẽ bảo vệ quyền lợi của cổ đông?

Chia sẻ với chúng tôi tại nhiều Đại hội, các cổ đông ngậm ngùi cho biết họ đã mua cổ phiếu ngân hàng ngay từ những ngày đầu, trải qua nhiều khó khăn nhưng đến giờ khi ngân hàng hoạt động có hiệu quả thì NHNN lại kiểm soát chặt việc chi cổ tức.

Trước sự bức xúc đến phẫn nộ tại nhiều cuộc họp cổ đông vừa qua, các ngân hàng đã phải hứa hẹn sẽ trình NHNN kế hoạch chia cổ tức cho cổ đông.

Điển hình tại VietABank, nhiều cổ đông tỏ thái độ bức xúc khi ngân hàng dự kiến không chia cổ tức cho năm 2015. Trước thắc mắc này, ban lãnh đạo ngân hàng Việt Á đã phải phân bua rằng để tăng cường năng lực tài chính cho ngân hàng, mở rộng mạng lưới và quy mô ngân hàng, NHNN khuyến khích các ngân hàng chia cổ tức bằng cổ phiếu, bởi vốn chủ sở hữu của các ngân hàng còn nhỏ do vậy hầu hết các ngân hàng chia cổ tức bằng cổ phiếu.

Ông Phương Hữu Việt cho biết ngân hàng sẽ trình phương án lên NHNN dùng nguồn lợi nhuận sau thuế để phát hành cổ tức cho cổ đông.

Tương tự, lãnh đạo của ngân hàng Maritime Bank cũng hứa hẹn: "Chúng tôi sẽ trình NHNN và chờ cơ quan này chấp thuận, nếu NHNN đồng ý chúng tôi cũng sẽ chia".

Trong năm 2015, cổ đông của những ngân hàng như VietinBank, PGBank, Maritime Bank, Techcombank, TPbank, NCB, SCB, Saigonbank,... Theo quan sát của người viết và căn cứ vào kế hoạch trong tương lai, nhiều ngân hàng sẽ còn nói 'không' với cổ tức trong nhiều năm tới. Và câu hỏi vẫn chưa có lời đáp: Ai sẽ bảo vệ quyền lợi cho những cổ đông nhỏ lẻ này.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Nam A Bank nhận cú đúp giải thưởng quốc tế

Ngày 3/7, tại Singapore, Nam A Bank được tạp chí Asian Banking & Finance trao tặng giải thưởng Thẻ Tín dụng Sáng tạo của năm 2025 (Credit Card Initiative Of The Year 2025) và Ứng dụng Di động & Thanh toán Sáng tạo của năm 2025 (Mobile Banking & Payment Initiative Of The Year 2025). Đây là năm thứ ba liên tiếp Nam A Bank vinh dự nhận được giải thưởng từ Tạp chí này.

Dòng tín dụng đang chảy mạnh vào khu vực kinh tế tư nhân

Số liệu thống kê cho thấy, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp gần 50% GDP, hơn 30% thu ngân sách, tạo ra hơn 40 triệu việc làm và chiếm khoảng 85% tổng số lao động trong nền kinh tế. Với vai trò quan trọng đó, Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân ra đời như một bước ngoặt, đột phá trong tư duy và hoạch định chính sách phát triển kinh tế, là sự khẳng định của Đảng về vai trò then chốt, động lực quan trọng hàng đầu của khu vực kinh tế tư nhân trong tiến trình phát triển đất nước. aa Zalo

Bảo mật an toàn thông tin: Yếu tố then chốt cho ngành tài chính - ngân hàng trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh công nghệ AI, blockchain đóng vai trò quan trọng đối với ngành tài chính, ngân hàng nhưng đang bị “lợi dụng” để tấn công vào tài khoản người dùng. Vì vậy, việc đầu tư cho hệ sinh thái bảo mật thông minh, tích hợp, có khả năng phát hiện sớm và phản ứng nhanh là điều không thể thiếu nếu muốn đảm bảo an toàn thông tin và duy trì hoạt động ổn định trong kỷ nguyên số. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Thời báo ngân hàng có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Gia Đức – Giám đốc Fortinet Việt Nam. aa Zalo

Lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên giữ ở 3,9%/năm, thấp hơn trần quy định

Mặt bằng lãi suất huy động duy trì ổn định đã tạo dư địa để lãi suất cho vay tiếp tục giữ ở mức thấp. Theo thống kê, lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên hiện khoảng 3,9%/năm – thấp hơn mức trần 4%/năm theo quy định của NHNN.

Tổ chức lại hệ thống 14 Chi nhánh Ngân hàng nhà nước khu vực

Nhằm đảm bảo hệ thống vận hành đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với mô hình quản lý hành chính của 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập, Ngân hàng nhà nước đã ban hành 14 Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 14 NHNN Khu vực (trừ NHNN Khu vực 1).

Video