Có 3 phụ nữ cùng nhập cảnh trái phép với BN 1440

Ngày 31/12, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 tỉnh An Giang cho biết, ngoài 5 đối tượng đi chung xe với BN 1440 từ biên giới Myanma, Thái Lan, Campuchia về Việt Nam, còn có 3 đối tượng là phụ nữ tại Campuchia cùng tham gia nhập cảnh trái phép. Hiện, Công an tỉnh An Giang và các ngành chức năng đang tiếp tục truy vết, khoanh vùng, điều tra, xác minh làm rõ.

Theo đó, 9 trường hợp này có lịch trình di chuyển dày đặc. Khi đến ấp Búng Nhỏ, xã Khánh Bình, huyện An Phú, 9 người chia thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất gồm 6 người lên ô tô 7 chỗ do tài xế M.V.T điều khiển; nhóm thứ hai gồm 3 người được ông T.V.U điều khiển xe ô tô nhãn hiệu Huyndai i10 BKS 67A-15173 (đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1, đang cách ly tại huyện An Phú) đón tại gầm cầu C3 đi qua ấp Búng Nhỏ, xã Khánh Bình, huyện An Phú đến chợ Đồng Ky. 

Sau đó, xe này chạy đến quốc lộ 91B đến gần cầu Cồn Tiên xã Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang, cách vòng xuyến cầu Cồn Tiên khoảng 20m thì thả 1 người khách đi Cà Mau xuống. Người khách này được một người tên Th. (đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1, đang cách ly tại thành phố Châu Đốc) chở về xã Trí Phải, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.

Có 3 phụ nữ cùng nhập cảnh trái phép với BN 1440  - Ảnh 1.

Xe ô tô do tài xế M.V.T chở bệnh nhân 1440.

Tài xế T.V.U chở 2 người còn lại chạy tiếp qua phà Châu Giang, Châu Đốc, đi qua phà Mương Miễu tuyến Tân Châu - Hồng Ngự, rồi đi tiếp đến huyện Tân Hồng (tỉnh Đồng Tháp), huyện Tân Hưng ( tỉnh Long An), dọc đường có ghé một quán phở ven đường (không rõ tên quán) để ăn uống, 2 người khách thì ngủ trên xe.

Tiếp đó, đi thẳng đến TP Hồ Chí Minh, đến chợ An Đông, 2 người khách có ghé tiệm vàng để đổi tiền khoảng 20 phút (không nhớ tên tiệm), rồi 1 người xuống tại đây, người còn lại tiếp tục lên xe yêu cầu T.V.U chở đến nhà khách số 2 (không rõ đường đi, địa chỉ) cách tiệm vàng khoảng 6km.

Theo Kim Hà (Tiền Phong)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video