Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn qua đời

Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn là thành viên của Nhóm Thứ Sáu, người tham gia đặt nền móng cải tổ hệ thống ngân hàng

Ngày 3-6, thông tin từ một thành viên của Nhóm Thứ Sáu (nhóm nghiên cứu kinh tế, sinh hoạt vào các tối thứ hai, tư và sáu, về sau là thứ sáu nên thường gọi là Nhóm Thứ Sáu) cho biết chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn đã qua đời tại nhà riêng vào lúc 4 giờ 29 phút sáng cùng ngày, hưởng thọ 76 tuổi.

Ông Huỳnh Bửu Sơn (sinh năm 1946 tại Vũng Tàu) là một chuyên gia kinh tế nổi tiếng. Ông được đánh giá là một chuyên gia lỗi lạc, là nhân chứng lịch sử khá đặc biệt - người giữ chìa khóa kho vàng của Ngân hàng quốc gia Việt Nam cũ. Ông cũng là một trong những người tham gia đặt nền móng cải tổ hệ thống ngân hàng, đưa ngành ngân hàng Việt Nam tiệm cận với thế giới.

 Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn qua đời  - Ảnh 1.

Nguyên Thủ tướng VÕ VĂN KIỆT, Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tại buổi kỷ niệm 15 năm Nhóm thứ Sáu (năm 2002). Ông Huỳnh Bửu Sơn, đứng ngoài cùng từ phải qua. (Ảnh tư liệu)

Năm 1985, nhà nước thực hiện chính sách giá - lương - tiền, nền kinh tế lâm vào cảnh xáo trộn, giá cả tăng từng ngày, tiền mặt khan hiếm… Trong tình hình dầu sôi lửa bỏng, Thành ủy, UBND TPHCM đặt hàng Nhóm Thứ Sáu nghiên cứu biện pháp kéo giá xuống và khắc phục hậu quả chính sách này. Ông Huỳnh Bửu Sơn đã từng làm ở Ngân hàng Nhà nước và đang công tác ở một công ty xuất nhập khẩu của thành phố, có điều kiện tiếp cận số liệu nên được bầu làm chủ nhiệm đề tài.

Đến tháng 3-1987, công trình nghiên cứu "Các biện pháp chủ động về tiền tệ, giá cả nhằm phát triển kinh tế" hoàn thành, trực tiếp báo cáo với lãnh đạo TP. Sau đó, ông Huỳnh Bửu Sơn và 3 chuyên gia khác trong Nhóm Thứ Sáu đã được tham gia vào Nhóm Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Những năm sau này, khi có những yêu cầu của lãnh đạo TPHCM về việc góp ý kiến hay tham gia xây dựng các công trình kinh tế trên địa bàn TP như thành lập Ngân hàng Cổ phần Sài Gòn Công thương, Khu chế xuất Tân Thuận, Khu đô thị Nam Sài Gòn, Khu công nghiệp Hiệp Phước... đều có sự đóng góp của ông Huỳnh Bửu Sơn.

Theo Thái Phương (Người lao động)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video