Chức danh nào được phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang?

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội là những chức danh được phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.

Chức danh nào được phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang?

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ngày 2/11, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 96/2021/NĐ-CP về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang. 

Nghị định này quy định về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam và chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài bay trong vùng trời Việt Nam và vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.

Chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang phải bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối; bảo đảm tiêu chuẩn chuyên cơ, chuyên khoang theo quy định; bảo đảm bí mật kế hoạch đảm bảo an ninh cho đối tượng chuyên cơ, chuyên khoang theo quy định của pháp luật; bảo đảm nghi lễ đón, tiễn chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang theo quy định.

Đối tượng được phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam gồm: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đối tượng được quy định tại Điều 8 Nghị định này (các chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài chở người đứng đầu Nhà nước, cơ quan lập pháp, Chính phủ các nước thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước, thăm chính thức, thăm làm việc, thăm cá nhân tại Việt Nam). 

Cơ quan có thẩm quyền thông báo chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam là: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng.

Doanh nghiệp nhận đặt hàng thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam là các hãng hàng không của Việt Nam có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Đơn vị được giao thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam là các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Theo Nhịp sống kinh tế

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video