Chủ tịch TAG: MWG muốn mua toàn bộ cổ phần, giá không thấp hơn giá mua từ cổ đông lớn

Ông Trần Xuân Kiên không tiết lộ giá mua cổ phần TAG từ các cổ đông lớn của MWG.

Ông Trần Xuân Kiên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thế Giới Số Trần Anh (Mã: TAG) cho biết Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG) có nhu cầu mua lại toàn bộ cổ phần của TAG từ tất cả các cổ đông, không phân biệt cổ đông lớn và cổ đông nhỏ lẻ. Mức giá không thấp hơn mức giá mua lại của các cổ đông lớn. Tuy nhiên, ông Kiên không tiết lộ giá mua cổ phần TAG từ các cổ đông lớn của MWG.

Mới đây, TAG có gửi văn bản xin ý kiến cổ đông thông qua kế hoạch cho MWG mua nhiều hơn 25% cổ phần TAG mà không phải thông qua chào mua công khai.

TAG cũng xin ý kiến hủy niêm yết tự nguyện tại HNX. Lý do hủy niêm yết tự nguyện được TAG đưa ra là tìm kiếm đối tác chiến lược, tái cơ cấu lại Công ty. TAG dự kiến tiếp tục đăng ký giao dịch trên UPCoM sau khi hoàn tất thủ tục hủy niêm yết tự nguyện trên HNX.

Sau khi hủy niêm yết, nếu cổ đông có yêu cầu Công ty mua lại cổ phần thì Công ty sẽ thực hiện mua lại làm cổ phiếu quỹ trong phạm vi thẩm quyền quyết định của ĐHĐCĐ, phạm vi tài chính của Công ty và quy định pháp luật.

Công ty cổ phần Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (Mã: HSC) cho rằng thương vụ M&A sẽ được thực hiện thông qua hoán đổi cổ phiếu và MWG tiếp quản TAG theo hai giai đoạn.

Thứ nhất, MWG sẽ chi tiền mặt mua cổ phần kiểm soát tại TAG từ nhóm các cổ đông lớn. Thứ hai, MWG sẽ phát hành 6,7 triệu cổ phiếu mới cho cổ đông lớn. Các cổ đông lớn của TAG trước đó sẽ trở thành cổ đông của MWG.

Theo HSC, Chủ tịch TAG và gia đình sẽ là người bán cổ phần chính với tỷ lệ bán có thể lên 56%. Giá giao dịch dự đoán là 50.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn khoảng 27% so với giá đóng cửa của cổ phiếu TAG phiên 23/8.

Theo Khổng Chiêm - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video