Chiếc máy thở đầu tiên do Vingroup sản xuất đã được chuyển đến Bộ Y tế

Tập đoàn Vingroup đã sản xuất được máy thở không xâm nhập đầu tiên và đã chuyển đến Bộ Y tế trong sáng 13/4.

Báo cáo về các hoạt động phòng chống dịch Covid-19 tại phiên họp Thường trực Chính phủ diễn ra vào chiều 13/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Tập đoàn Vingroup báo cáo đã sản xuất được máy thở không xâm nhập đầu tiên và đã chuyển đến Bộ Y tế trong sáng nay. Bộ Y tế đang phối hợp kiểm định máy thở để sản xuất và sử dụng trong trường hợp dịch bệnh lan rộng.

Chiếc máy thở đầu tiên do Vingroup sản xuất đã được chuyển đến Bộ Y tế - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. (ảnh: KT)

Trước đó, tại phiên họp Thường trực Chính phủ chiều 3/4, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, Tập đoàn Vingroup đã đăng ký sản xuất máy thở xâm nhập và không xâm nhập, dự kiến nửa cuối tháng 4 sẽ có sản phẩm cung ứng cho thị trường Việt Nam. Tập đoàn này đang chuẩn bị tích cực, phối hợp với công ty của Mỹ để triển khai thực hiện.

Theo Vingroup, các máy đo thân nhiệt đã được sản xuất thử nghiệm thành công với chi phí linh kiện chỉ 16 triệu đồng, thấp hơn hàng chục lần so với các máy đo thân nhiệt trên thị trường hiện nay. Giá linh kiện dự kiến của các máy thở không xâm nhập khoảng 22 triệu đồng, với máy xâm nhập là 160 triệu đồng. 

Trước mắt, Vingroup sẽ tặng Bộ Y tế 5.000 máy thở không xâm nhập để kịp thời phục vụ chống dịch.

Báo cáo về vấn đề hậu cần chống dịch, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã ký hợp đồng mua 46,15 triệu chiếc khẩu trang y tế; 268.500 khẩu trang N95 (đã cấp cho các đơn vị 25.800 cái), 174.300 bộ trang phục phòng chống dịch cấp độ 1-2, 90.000 bộ trang phục chống dịch cấp độ 3-4 (đã cấp cho các đơn vị 2.200 bộ).

Ban chỉ đạo khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất khẩu trang kháng nước, kháng khuẩn 870 phục vụ xuất khẩu và nhu cầu trong nước. Đối với khẩu trang y tế, giao Bộ Y tế rà soát, thống kê năng lực sản xuất và nhu cầu xuất khẩu theo hướng khuyến khích xuất khẩu khẩu trang y tế sau khi đảm bảo mua đủ số lượng cho tình huống dịch đã được phê duyệt, trên cơ sở đó đề xuất với Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Nghị quyết số 20. Bộ Công an và Bộ Y tế làm rõ việc găm hàng khẩu trang y tế để xuất khẩu.

"Bộ Y tế đề nghị Chính phủ sửa đổi nghị quyết 20/NQ-CP cho phép xuất khẩu khẩu trang cho các nước bị ảnh hưởng nặng nề của dịch, xuất khẩu cho các nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ phải đảm bảo nhu cầu trong nước trước khi xuất khẩu" - Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết thêm./.

Theo Kim Anh (VOV)

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video