Châu Á - Thái Bình Dương hút ngành bán lẻ

Theo báo cáo từ JLL, trong số 10 thành phố hấp dẫn nhất đối với ngành bán lẻ cao cấp có đến 7 thành phố thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

thi truong ban le

Các thành phố thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương là những địa điểm thu hút các nhà bán lẻ cao cấp nhiều nhất, theo một báo cáo mới từ Công ty Tư vấn Bất động sản JLL. Báo cáo Các điểm đến bán lẻ hấp dẫn 2016 cho biết đây là niềm tự hào của khu vực này khi có đến 7/10 thành phố có nhiều nhà bán lẻ cao cấp nhất.

Đây là lần đầu tiên khảo sát đưa ra bảng xếp hạng toàn cầu dựa trên sức hấp dẫn của các thành phố đối với nhà bán lẻ toàn cầu. Khảo sát cho thấy Hồng Kông là thành phố nổi tiếng thứ hai chỉ sau London. Một số thành phố khác thuộc top 10 gồm có Tokyo ở vị trí thứ 4, Thượng Hải ở vị trí thứ 6, kế đến là Singapore, Bắc Kinh, Osaka và Đài Bắc. Ông James Assersohn, Giám đốc bán lẻ JLL khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhận xét sự thống trị của các thành phố châu Á trên bảng xếp hạng chứng tỏ sức hút của khu vực này đối với các nhà bán lẻ, nhờ tầng lớp trung lưu bùng nổ và mức sống tăng lên. “Đánh giá tổng quan về hoạt động của phân khúc cao cấp không chỉ phụ thuộc vào tốc độ phát triển kinh tế mà còn phụ thuộc vào các yếu tố như lượng khách du lịch cũng như sự gia tăng số lượng các gia đình có thu nhập cao. Theo đó, dự báo về sự gia tăng mạnh mẽ của số hộ gia đình có thu nhập cao tại các thành phố châu Á trong vòng 15 năm tới đồng nghĩa với việc châu Á sẽ tiếp tục dẫn đầu về sự gia tăng tiêu dùng cao cấp, cả trong và ngoài khu vực” - ông Assersohn kết luận.

Việc phân tích dựa vào độ phủ sóng của các thương hiệu tại một số thành phố nhất định, cũng như các nhà bán lẻ vừa mới tham gia vào thị trường. Phân tích chỉ tập trung vào mạng lưới cửa hàng sở hữu riêng bởi các nhà bán lẻ, bao gồm cả hình thức chuyển nhượng thương mại. Những hình thức chuyển nhượng thương mại bao gồm những thương hiệu được nhượng quyền nhưng kinh doanh với giá thấp hơn, những cửa hàng kinh doanh nhiều nhãn hiệu và các cửa hàng trong trung tâm thương mại, do thiếu tính minh bạch. Mẫu khảo sát gồm 240 thương hiệu bán lẻ quốc tế; mỗi thương hiệu có sự hiện diện rộng khắp trong ít nhất hai khu vực toàn cầu, bao gồm châu Mỹ, châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu, khu vực Trung Đông và khu vực châu Phi.

Theo NLĐO

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video