Chatbot có trở thành "bảo bối" du lịch của Đà Nẵng?

Chatbot Danang Fanstaticity là tên một ứng dụng công nghệ mới vào lĩnh vực du lịch vừa được ra mắt tại Đà Nẵng.

Đây là kênh tra cứu thông tin du lịch tự động trên tin nhắn đầu tiên tại Việt Nam, được Sở Du lịch TP Đà Nẵng cùng Công ty cổ phần công nghệ Hekate xây dựng, phát triển. Ông Nguyễn Xuân Bình – Phó Giám đốc Sở Du lịch cho biết: “Chatbot du lịch Danang Fanstaticity là công cụ giúp bạn bè, du khách quốc tế dễ dàng tiếp cận và có được những thông tin chính thức về du lịch thành phố. Đây cũng là công cụ để chúng tôi chủ động cung cấp thông tin và nắm bắt được nhu cầu của du khách khi đến với Đà Nẵng”. Theo bà Nguyễn Thị Hoài An – Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến Du lịch TP, qua 6 tháng đưa vào hoạt động, Chatbot thường xuyên được cập nhật thông tin du lịch đầy đủ bao gồm các chuyên mục: Điểm tham quan, Sự kiện, Trải nghiệm, Nơi lưu trú, Tình hình thời tiết tại Đà Nẵng trong vòng 3 ngày và những thông tin du lịch cần biết như nhà vệ sinh công cộng, vị trí các ATM rút tiền, số điện thoại đường dây nóng...
[caption id="attachment_91146" align="aligncenter" width="700"] Với việc chính thức đưa ứng dụng Chatbot vào lĩnh vực du lịch, Đà Nẵng đang tạo ra thêm một kênh thông tin mới hỗ trợ đắc lực cho du khách khi đến TP[/caption]

Thống kê trong thời gian thí điểm, Chatbot Danang Fanstaticity đã có 10 ngàn du khách sử dụng ứng dụng này để tìm kiếm những thông tin về du lịch Đà Nẵng, trong đó có 21% du khách sử dụng lại ứng dụng trong thời gian 1 tháng. Đây là hiệu quả bước đầu của việc triển khai công nghệ mới Chatbot vào quản lý du lịch của Sở, ông Bình nói.

Anh Nguyễn Văn Minh Đức – Giám đốc Hekate (đơn vị phối hợp Sở xây dựng, phát triển ứng dụng) chia sẻ thêm rằng: Ngoài tính năng là một kênh tra cứu thông tin du lịch hỗ trợ du khách, Chatbot Du lịch còn hướng đến hỗ trợ các doanh nghiệp liên quan trong lĩnh vực kết nối rộng rãi, dễ dàng hơn với khách hàng, chỉ thông qua tiện ích tin nhắn (tính cá nhân hóa cho người tìm kiếm thông tin cao) mà không phải qua con người.

Bên cạnh hỗ trợ du khách nội địa, Chatbot Danang FantastiCity có thể giao tiếp và hỗ trợ các du khách quốc tế với dữ liệu tiếng Anh. Được biết, trong tương lai Chatbot Danang FantastiCity sẽ được bổ sung thêm các ngôn ngữ phổ biến hiện nay như: tiếng Trung, tiếng Hàn và tiếng Nhật.

Du khách có thể sử dụng ứng dụng này bằng các cách như truy cập từ cổng thông tin du lịch danangfantasticity.com (bấm vào biểu tượng messgenger); truy cập vào fanpage Danang FantastiCity (nhấn vào “bắt đầu” ở mục tin nhắn) hoặc truy cập messenger (Facebook): tìm kiếm từ khóa visitdanang; quét mã từ messenger (vào chức năng quét mã của messenger và quét mã .

Cùng với Singapore, Đà Nẵng là một trong hai thành phố đầu tiên tại Đông Nam Á đưa ứng dụng công nghệ chatbot vào du lịch. Với việc chính thức đưa ứng dụng Chatbot vào lĩnh vực du lịch, Đà Nẵng đang tạo ra thêm một kênh thông tin mới hỗ trợ đắc lực cho du khách khi đến TP.

“Chatbot” hay “Trợ lý ảo” hay “Hệ thống trả lời tự động” là những thuật ngữ mô tả cùng một nhóm công nghệ về trí tuệ nhân tạo cho phép máy tính giao tiếp với con người. Cụ thể, người dùng đưa ra các yêu cầu dưới dạng lời nói (speech) hoặc gõ chữ (text) và chương trình chatbot sẽ đáp lại một cách tương xứng và tự nhiên nhất có thể.

Chatbot Danang Fanstaticity là sản phẩm miễn phí, được tích hợp trên nền tảng mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam là Facebook và tương thích được với các điện thoại di động thông minh sử dụng hệ điều hành Android, IOS… có kết nối Internet thông qua 3G, Wifi.

Theo Kiều Vũ Enternews

Tags:

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video