Cha đẻ của Vinasoy bất ngờ sụt giảm doanh thu sau nhiều năm tăng trưởng

Trong mùa vụ 2015-2016, hiện tượng El Nino đã phần nào ảnh hưởng tới doanh thu mảng đường của QNS.

CTCP Đường Quảng Ngãi (QNS) đã công bố báo cáo tài chính năm 2016, theo đó, lợi nhuận tăng trưởng 14,5%. Tổng kết cả năm, QNS đạt doanh thu thuần đạt 6.971 tỷ đồng, giảm 10,5% so với năm trước và 1.408 tỷ đồng lợi nhuận ròng, tăng 14,5%. Lợi nhuận ròng tăng nhẹ 14,5%, đạt 1.408 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp lần lượt chiếm 10,4% và 0,7% doanh thu thuần.

Chi phí quản lý thấp ngoài dự kiến do hoàn nhập chi phí quỹ khoa học công nghệ: Trong năm 2016, QNS hoàn nhập 90 tỷ đồng do công ty ghi nhận vượt quá trong năm trước đối với quỹ khoa học công nghệ. Do đó, chi phí quản lý chỉ ở mức 54 tỷ đồng.

Theo giải trình của công ty, doanh thu giảm 10% nhưng giá vốn hàng bán giảm đến 15% so với cùng kì năm trước nên đã giúp công ty cải thiện biên lợi nhuận gộp từ 29% lên 33%.

Đây là năm đầu tiên trong lịch sử, doanh thu của Đường Quảng Ngãi chững lại sau đà tăng liên tục nhiều năm trước.

Do ảnh hưởng tiêu cực từ El Nino, sản lượng đường tiêu thụ kém hơn năm ngoái. Do đó, doanh thu đường năm vừa qua có sự sụt giảm nghiêm trọng 23% trong khi đường chiếm gần 1/3 cơ cấu doanh thu của QNS năm 2015. Mảng sữa đậu nành của QNS doanh thu giảm nhẹ 3% do hạ giá bán trong xu thế giảm giá của sữa bột thế giới. Tuy sản lượng tiêu thụ sữa đậu nành có tăng trưởng nhưng chỉ ở mức khiêm tốn 2-3% nên không thể bù đắp nổi. Doanh thu bia và nước giải khát thay đổi không đáng kể so với năm trước

Tuy nhiên, giá vốn hàng bán giảm sâu đã giúp công ty tăng trưởng lợi nhuận 14,5% so với cùng kì năm trước. Đặc biệt, tỷ suất lợi nhuận gộp trong quý 4/2016 ở mức 42,2%, đây là mức tỷ suất lợi nhuận quý cao nhất từ trước đến nay nhờ tỷ suất lợi nhuận mảng đường tăng mạnh (ước tính ~20% so với 13,8% trong năm 2015) trong khi tỷ suất lợi nhuận gộp mảng sữa đậu nành giữ ở mức tốt trên 40%.

Trong mùa vụ tới, QNS sẽ nâng cấp và đưa vào sử dụng nhà máy đường An Khê có công suất 18.000 tấn mía/ngày.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video