CEO Huawei: 'Chúng tôi sẽ trở lại vào năm 2021'

Ngày 17/6, CEO Huawei lần đầu tiên xác nhận lệnh cấm của Mỹ gây ảnh hưởng lớn tới công ty. Tuy nhiên, người đứng đầu Huawei tự tin công ty sẽ trở lại vào năm 2021.

Ngày 17/6, Tập đoàn Công nghệ Huawei và CEO Nhậm Chính Phi cho biết lệnh cấm vận của Mỹ có thể khiến công ty giảm doanh thu về mức 100 tỷ USD từ đây đến năm 2020.

Đây là lần đầu tiên Huawei định lượng những ảnh hưởng từ lệnh cấm của chính phủ Mỹ. Nhiều tuần qua, người đứng đầu Huawei thách thức những động thái của Mỹ và cho rằng công ty ông có thể tự chủ về công nghệ.

"Tuy nhiên, chúng tôi đã không thể ngờ Mỹ quyết tâm "bóp vụn" một công ty đang dần "mạnh mẽ và lan tỏa" như Huawei", ông Nhậm Chính Phi nói tại buổi gặp gỡ "Cà phê cùng Ren" tại Thâm Quyến hôm 17/6. 

CEO Huawei: 'Chung toi se tro lai vao nam 2021' hinh anh 1
Ngày 17/6, Huawei lần đầu thừa nhận "sức công phá" từ lệnh cấm của Mỹ. Ảnh: Reuters.

Mỹ đã đưa Huawei vào danh sách đen, cấm các công ty Mỹ hợp tác kinh doanh. Lý do được chính phủ Mỹ đưa ra là Huawei tiềm ẩn nguy cơ gián điệp, ảnh hưởng an ninh quốc gia. Tuy vậy, phía Huawei cho rằng những lập luận này là thiếu căn cứ.

Dù không đồng ý với quyết định của Mỹ, Huawei vẫn đã và đang chịu ảnh hưởng lớn khi bị các đối tác lớn bao gồm Google, ARM chấm dứt làm ăn.

"Sản lượng smartphone bán ra bên ngoài Trung Quốc sẽ giảm 40%", ông Nhậm Chính Phi nhận định tại buổi nói chuyện. Tuy vậy, người đứng đầu Huawei không nói cụ thể 40% doanh số smartphone này là của khoảng thời gian nào.

Hôm 16/6, trang Bloomberg cũng đưa tin gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã sẵn sàng cho sự tuột giảm doanh số smartphone bán ra nước ngoài, ước tính từ 40-60%.

Theo báo cáo của Huawei, doanh thu năm 2018 của công ty đạt 721,2 tỷ nhân dân tệ, tương đương 104,16 tỷ USD. Vài tháng trước, Huawei dự kiến doanh thu năm 2019 của hãng sẽ đạt 125 tỷ USD. Tuy vậy, biến cố lần này với chính phủ Mỹ có thể sẽ khiến công ty nhìn nhận lại mức doanh thu kỳ vọng.

"Chúng tôi không ngờ họ tấn công mình trên nhiều mặt như vậy. Nhưng chúng tôi kỳ vọng sẽ phục hưng công ty của mình vào năm 2021", Nhậm Chính Phi nói.

Cũng tại buổi nói chuyện, người đứng đầu Huawei cho biết công ty đang bị cô lập ở tất cả các mặt.

"Chúng tôi không thể cung cấp linh kiện, không thể tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế, không thể hợp tác chặt chẽ với nhiều trường đại học, không thể sử dụng bất cứ thứ gì có các thành phần của Mỹ. Thậm chí, chúng tôi không thể thiết lập kết nối với thiết bị mạng đang sử dụng những thành phần đó", Nhậm Chính Phi, Giám đốc điều hành Huawei bức xúc.

Tuy nhiên, ông Nhậm cho biết Huawei sẽ không cắt giảm chi phí đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm dù đây là khoản ảnh hưởng lớn tài chính của công ty. Bên cạnh đó, Huawei cũng cam kết sẽ không có bất kỳ vụ sa thải hàng loạt nào diễn ra.

Theo Reuters

Thúc đẩy nền kinh tế xanh và bền vững

Theo các chuyên gia, ôtô điện chính là xu hướng tất yếu của thời đại với quá trình “xanh hóa” nền kinh tế. Sự chuyển đổi sang xe điện đã và đang thúc đẩy sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực ôtô bao gồm pin, hệ thống điều khiển cùng những công nghệ khác liên quan xe thông minh.

Rêu sa mạc có thể mở đường cho sự sống trên Sao Hỏa

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa giải mã thành công cơ chế chịu lạnh của Syntrichia caninervis - một loài rêu sa mạc có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và thậm chí có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc “cải tạo Sao Hỏa” trong tương lai.

Các nhà khoa học phát triển một công nghệ tạo ra thực phẩm thông minh

Các nhà khoa học từ Đại học Tổng hợp Liên bang Bắc Kavkaz (NCFU) đã phát triển một phương pháp bào chế vi nang để đưa vitamin, lợi khuẩn và các chất có lợi khác trực tiếp vào ruột. Theo dịch vụ báo chí của trường đại học, công nghệ này sẽ làm cho thực phẩm có thêm dưỡng chất, các thành phần và nguyên tố vi lượng hữu ích.

Ấn Độ đạt cột mốc 'lịch sử' trong sứ mệnh ghép nối không gian

Ấn Độ đã ghi dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử khám phá vũ trụ của nước này khi thực hiện thành công nhiệm vụ ghép nối hai vệ tinh trên quỹ đạo. Đây là một bước tiến đáng kể đưa Ấn Độ đến gần hơn với mục tiêu xây dựng trạm không gian và thực hiện sứ mệnh đưa người lên Mặt Trăng.

Thị trường lao động trước làn sóng AI

Theo khảo sát từ trang web tuyển dụng TopCV, hơn 82,6% nhân viên Non-IT và 93,49% nhân viên IT Việt Nam hiện đã sử dụng AI trong công việc hàng ngày.

Video