Cảnh sát hình sự Hà Nội đánh sập ổ nhóm tội phạm "tín dụng đen" cực lớn

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc CATP Hà Nội, Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) - CATP đã triệt phá thành công ổ nhóm chuyên tổ chức cho vay nặng lãi, thu giữ hơn 10 tỷ đồng, 3 xe ô tô Mercedes cùng nhiều tài sản, giấy tờ, tang vật các loại...

Theo Thượng tá Nguyễn Bình, Trưởng Phòng CSHS - CATP Hà Nội, cầm đầu đường dây tội phạm này là Triệu Đình Hoan (SN 1979) trú tại KĐT Văn Quán, phường Văn Quán, quận Hà Đông (Hà Nội). Hoan là đối tượng đã có 1 tiền án về tội "Vi phạm quy định điều khiển phương tiện về giao thông đường bộ" (nhưng được hưởng án treo).

Cảnh sát hình sự Hà Nội đánh sập ổ nhóm tội phạm tín dụng đen cực lớn - Ảnh 1.

Các đối tượng trong đường dây tội phạm chuyên cho vay nặng lãi

Năm 2010, Hoan thành lập Công ty Cổ phần đầu tư Hải Linh, đặt trụ sở tại xóm Chùa, thôn Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội để núp bóng điều hành đường dây tội phạm hoạt động "tín dụng đen" dưới hình thức cho vay nặng lãi. Khách hàng của Hoan chủ yếu là các doanh nghiệp vay nhằm mục đích đáo nợ ngân hàng.

Khi cho vay, Hoan tính tỷ lệ lãi suất từ 2.000 đồng đến 5.000 đồng/ triệu/ ngày. Nếu người vay tiền chậm trả thì tiền lãi sẽ bị cộng vào gốc để tính lãi tiếp. Chính nhờ thủ đoạn bắt chẹt này, nên trong một thời gian dài Hoan cùng đồng bọn đã thu được lợi nhuận rất lớn lên tới hàng chục tỷ đồng...

Ngay khi nắm được thông tin về hoạt động của đường dây tội phạm này, Trung tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc CATP Hà Nội đã trực tiếp chỉ đạo Phòng CSHS - CATP tập trung triển khai ngay các biện pháp trinh sát, thu thập tài liệu chứng cứ để triệt xóa ổ nhóm hoạt động "tín dụng đen" với quy mô, tổ chức rất tinh vi do đối tượng Hoan cầm đầu.

Theo Nguyễn Long
An ninh thủ đô

Tags:

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video