Cần có sàn giao dịch công nghiệp hỗ trợ

Khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam thời gian qua đã tăng trưởng khá mạnh, song chưa có tác động lan tỏa đến nền kinh tế do thiếu sự liên kết với các doanh nghiệp nội địa.

Để tăng cường liên kết giữa khu vực FDI và khu vực doanh nghiệp trong nước, có nhiều ý kiến cho rằng cần có sàn giao dịch riêng cho công nghiệp hỗ trợ.
[caption id="attachment_78785" align="aligncenter" width="600"] Doanh nghiệp Việt Nam cần phải tự tin vào năng lực và học hỏi kinh nghiệm để nhanh chóng tham gia vào các vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Ảnh: Ông Han Myoung Sup – Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Điện tử Việt Namđi khảo sát công ty nhựa An Lập[/caption]

Câu chuyện của VNPT và Sam Sung

GS.TS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho biết, Việt Nam có những ngành như tài chính ngân hàng, điện tử, viễn thông,... có trình độ phát triển không thua kém gì các nước tiên tiến trong khu vực từ tác động lan tỏa từ khu vực FDI.

Trong lĩnh vực viễn thông, VNPT là một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu, với các công nghệ tiên tiến nhất. VNPT và Tập đoàn Viễn thông Australia Telstra bắt đầu ký kết hợp tác vào năm 1991 và đến năm năm 2011, hai bên đã tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm. Tại sự kiện này, đại diện VNPT cho biết, nếu không hợp tác với Telstra, VNPT sẽ không có nền công nghệ viễn thông như hiện nay. Nhờ Telstra, VNPT đã được hưởng lợi trong 4 lĩnh vực: Một là công nghệ, khi đó Tesltra sử dụng các công nghệ hiện đại nhất để hợp tác với VNPT vào những năm 1991; Hai là thay đổi phương thức kinh doanh, từ nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị hiếu khách hàng để đưa ra được các chương trình đáp ứng được nhu cầu người dùng; Ba là đào tạo nguồn nhân lực, khi đó Telstra đã đào tạo nhiều lớp cán bộ mà nay đã giữ các vị trí quan trọng của VNPT và các nhà truyền thông hàng đầu Việt Nam; Bốn là phương thức quản lý.

Hay như trường hợp của Sam Sung, năm 2014 mới chỉ có 1,2 nhà cung cấp là các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng tính đến năm 2017, con số này đã lên tới 29. Có được điều này là nhờ việc Sam Sung thay đổi chính sách trong việc chủ động tìm kiếm các nhà cung cấp, lựa chọn các nhà cung cấp có đủ năng lực. Chẳng hạn như Sam Sung đã cử chuyên gia đến làm việc với 9 doanh nghiệp của Việt Nam trong thời gian 3 tháng. Những vấn đề liên quan đến đào tạo nhân lực, giảm tiêu hao năng lượng, giảm chi phí phân phối, truyền đạt kinh nghiệm quản trị, và dây truyền công nghệ đã được thực hiện.

GS. TS. Nguyễn Mại cho rằng, cần phải nhân rộng mô hình giữa doanh nghiệp Sam Sung và 9 doanh nghiệp như trên. Đồng thời doanh nghiệp cũng phải tự tin vào năng lực và học hỏi kinh nghiệm để nhanh chóng tham gia vào các vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Bắt kịp công nghệ mới

Ông Lê Trọng Khôi, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội Quốc gia-Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp FDI, đặc biệt là yêu cầu kỹ thuật. Ngoài ra, phải kể đến khả năng hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu.

Theo một báo cáo mới đây của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội Quốc gia, tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ở mức 21%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ của các nước trong khu vực như Thái Lan và Malaysia lần lượt là 9% và 25%. Ngoài ra, khoảng 90% máy móc của các doanh nghiệp được sản xuất năm 2015-2016.

Thực tế trên cho thấy, mặc dù vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, song doanh nghiệp Việt Nam vẫn nỗ lực đổi mới công nghệ, để bắt kịp các công nghệ mới nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp FDI.

Ngoài ra, TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam phải sản xuất được nguồn nguyên liệu có chất lượng, xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và có các khu phức hợp công nghiệp hỗ trợ. Trong đó phải kể đến khuyến nghị phải có sàn giao dịch riêng cho công nghiệp hỗ trợ.

Đồng tình với quan điểm này, ông Lê Trọng Khôi kiến nghị, Chính phủ nên thành lập các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật và trang bị máy móc hiện đại để giúp doanh nghiệp có nơi để kiểm tra chất lượng sản phẩm xem có đáp ứng được tiêu chuẩn của doanh nghiệp FDI hay không?

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video