Các ngân hàng vay mượn nhau gần 90.000 tỷ đồng mỗi ngày

Lãi suất liên ngân hàng có xu hướng giảm...

Các ngân hàng vay mượn nhau gần 90.000 tỷ đồng mỗi ngày

Ảnh minh hoạ

Ngân hàng Nhà nước cho biết, theo báo cáo của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài qua hệ thống báo cáo thống kê, doanh số giao dịch bằng VND trên thị trường liên ngân hàng trong tuần đến ngày 13/3 đạt xấp xỉ 281.787 tỷ đồng, bình quân 56.357 tỷ đồng/ngày, giảm 5.645 tỷ đồng/ngày so với tuần 02 – 06/03/2020; doanh số giao dịch bằng USD quy đổi ra VND trong tuần đạt khoảng 162.132 tỷ đồng, bình quân 32.426 tỷ đồng/ngày, tăng 3.072 tỷ đồng/ngày so với tuần trước đó.

Như vậy bình quân mỗi ngày trong tuần vừa qua, các tổ chức tín dụng vay mượn nhau gần 87.000 tỷ đồng.

Theo kỳ hạn, các giao dịch VND chủ yếu tập trung vào kỳ hạn qua đêm (65% tổng doanh số giao dịch) và kỳ hạn 1 tuần (16% tổng doanh số giao dịch). Đối với giao dịch USD, các kỳ hạn có doanh số lớn nhất là kỳ hạn qua đêm và 1 tuần với tỷ trọng lần lượt là 69% và 13%. 

Về lãi suất, đối với các giao dịch bằng VND: So với tuần trước, lãi suất bình quân liên ngân hàng trong tuần có xu hướng tăng nhẹ ở hầu hết các kỳ hạn, trừ các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng lãi suất có xu hướng giảm nhẹ, dao động từ 2,37% đến 2,79%/năm cho các kỳ hạn dưới 1 tháng còn kỳ hạn dài cao nhất là 5,64% ở kỳ hạn 9 tháng.

Đối với các giao dịch USD, lãi suất bình quân liên ngân hàng trong tuần giảm ở hầu hết các kỳ hạn so với tuần trước với dải lãi suất từ 1,18% đến 1,26%/năm cho kỳ hạn 1 tháng.

Trong một diễn biến khác, ngày 16/3 vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã quyết định giảm một loạt lãi suất điều hành, mức giảm từ 0,25 cho đến 1 điểm phần trăm. Với sự điều chỉnh này, lãi suất liên ngân hàng thời gian tới dự kiến sẽ hạ hơn nữa bởi các ngân hàng có thêm nguồn vốn rẻ từ cơ quan quản lý bơm trực tiếp.

Theo Nhịp Sống Việt

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video