Brand Finance: Giá trị thương hiệu của Vinamilk bằng Viettel và VietJet cộng lại

Giá trị thương hiệu năm 2016 của Vinamilk là 1,01 tỷ USD, tương đương giá trị thương hiệu của Viettel (973 triệu USD) và VietJet (34 triệu USD) cộng lại.

Sáng ngày 15/9, công ty định giá thương hiệu Brand Finance (Anh) đã chính thức công bố Danh sách Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam.

Đây là năm thứ 2 Brand Finance công bố danh sách này tại Việt Nam, ghi nhận sự phát triển và tăng trưởng của các thương hiệu dẫn đầu trong nước.

Theo báo cáo của công ty định giá thương hiệu này, tổng giá trị thương hiệu của Top 50 thương hiệu hàng đầu Việt Nam được ghi nhận đạt 7,26 tỷ USD, tăng 1,76 tỷ USD hay 39% so với năm 2015.

[caption id="attachment_33502" align="aligncenter" width="500"]Một số thương hiệu có tên trong Top 50 Một số thương hiệu có tên trong Top 50[/caption]

Điều đáng chú ý là chỉ riêng 5 thương hiệu hàng đầu chiếm 47% giá trị Top 50 thương hiệu Việt Nam. Ngành Viễn thông dẫn đầu với 28% tổng giá trị thương hiệu. So với bảng xếp hạng năm ngoái, có 12 thương hiệu mới gia nhập trong năm nay.

Đứng đầu là Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk với giá trị thương hiệu ước tính là 1,01 tỷ USD. Viettel ở vị trí số 2 với giá trị thương hiệu 973 triệu USD. Các vị trí tiếp theo trong Top 10 bao gồm Petrol Việt Nam (564 triệu USD); Mobifone (539 triệu USD); VinHomes (511 triệu USD); Sabeco (369 triệu USD; Masan consumer (305 triệu USD); FPT (302 triệu USD); Vinaphone (282 triệu USD) và VietinBank (249 triệu USD).

Trong khi đó, bất chấp khó khăn, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai vẫn duy trì vị trí thứ 16 trong Top 50 với giá trị thương hiệu 101 triệu USD, tăng 3 triệu USD so với năm ngoái. Hãng hàng không VietJet xếp thứ 37 với giá trị thương hiệu 34 triệu USD.

Ngoài ra, Viettel cũng đạt giải thương hiệu tăng giá trị mạnh nhất (tăng 393 triệu so với năm 2015); Coteccons có xếp hạng tăng trưởng nhanh nhất (từ hạng 46 năm 2015 lên hạng 33 năm 2016).

Các thương hiệu được Brand Finance định giá dựa trên Chỉ số sức mạnh thương hiệu (BSI), Tỷ lệ phí bản quyền thương hiệu, Dự báo doanh thu, và Giá trị thương hiệu.

Theo NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video