Bộ Y tế: Giá tối đa xét nghiệm nhanh kháng nguyên là 109.700 đồng

Theo quy định mới, Bộ Y tế áp giá tối đa có thể thanh toán cho các xét nghiệm. Nếu chi phí thực tế cao hơn mức này, các cơ sở y tế tự quyết toán phần chênh lệch.

Ngày 11/9, Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn giá dịch vụ xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2.

Việc ban hành Thông tư quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 cùng với việc Bộ Y tế đang hoàn thiện và trình Chính phủ dự thảo Nghị định về quản lý trang thiết bị y tế sẽ giúp điều chỉnh, quản lý tốt hơn về giá xét nghiệm nCoV, tiết kiệm hơn cho cơ sở y tế cũng như người dân, đồng thời vẫn kiểm soát được chất lượng sinh phẩm xét nghiệm.

Ba trường hợp áp dụng

Thông tư này áp dụng cho 3 trường hợp. Thứ nhất là thanh toán chi phí xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Thứ hai là người sử dụng dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 tự chi trả. Thứ ba là các trường hợp được ngân sách nhà nước chi trả theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Trường hợp không áp dụng Thông tư là lấy mẫu, bảo quản mẫu, thực hiện và trả kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 tại cộng đồng do ngân sách nhà nước chi trả theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

quy dinh moi ve gia xet nghiem anh 1

Lấy mẫu xét nghiệm những người liên quan chùm lây nhiễm tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội). Ảnh: Việt Linh.

Cách tính giá xét nghiệm

Giá dịch vụ xét nghiệm nCoV chỉ tính chi phí trực tiếp của việc lấy mẫu, bảo quản, trả kết quả và chi phí tiền lương. Giá này chưa tính phí khấu hao và quản lý.

Với xét nghiệm rRT-PCR, giá của một dịch vụ gồm chi phí lấy mẫu, bảo quản bệnh phẩm và chi phí thực hiện xét nghiệm.

Sinh phẩm hóa chất có dải giá rộng và đang biến động theo diễn biến dịch Covid-19 trên thế giới, trong nước. Do đó, chi phí test xét nghiệm thực tế xác định theo loại test đã sử dụng và kết quả đấu thầu của đơn vị.

Tuy nhiên, để quản lý giá xét nghiệm, Thông tư của Bộ Y tế quy định mức thanh toán tối đa của dịch vụ xét nghiệm. Nếu chi phí thực hiện xét nghiệm cao hơn tổng mức thanh toán, cơ sở y tế được quyết toán phần chênh lệch thiếu vào nguồn kinh phí giao tự chủ và nguồn kinh phí hợp pháp khác của đơn vị.

Ví dụ, thông tư quy định xét nghiệm SARS-CoV-2 Ag test nhanh có mức giá tối đa (đã bao gồm sinh phẩm xét nghiệm) là 109.700 đồng/test. Giá dịch vụ test nhanh (gồm chi phí trực tiếp, chi phí tiền lương) của đơn vị theo mức giá khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế hoặc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt là 16.400 đồng/test.

Giả sử chi phí sinh phẩm xét nghiệm theo kết quả đấu thầu của đơn vị là 50.000 đồng/test. Như vậy, đơn vị được thu của người xét nghiệm, thanh toán với quỹ bảo hiểm và ngân sách nhà nước là 66.400 đồng/test, không được phép thu và thanh toán theo mức 109.700 đồng/text.

Trường hợp chi phí sinh phẩm xét nghiệm theo kết quả đấu thầu của đơn vị là 100.000 đồng/test. Chi phí của xét nghiệm là 116.400 đồng/test nhưng theo Thông tư, đơn vị chỉ được thu của người bệnh, thanh toán với quỹ bảo hiểm, ngân sách nhà nước theo mức 109.700 đồng/test. Còn lại 6.700 đồng được được quyết toán vào nguồn kinh phí đã giao tự chủ và nguồn kinh phí hợp pháp khác của đơn vị.

quy dinh moi ve gia xet nghiem anh 2

Quy định mới của Bộ Y tế áp dụng mức giá trần mà các cơ sở y tế được phép thu của người dân, thanh toán với quỹ bảo hiểm và ngân sách nhà nước. Ảnh: Duy Hiệu.

Với xét nghiệm SARS-CoV-2 rRT-PCR, Thông tư đã hướng dẫn và quy định cụ thể việc thực hiện mức giá trong trường hợp gộp mẫu theo Quyết định 1817/QĐ-BYT ban hành ngày 7/4.

Ngoài ra, từ ngày 28/5, Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn về mức giá của xét nghiệm rRT-PCR khi gộp mẫu là 734.000 đồng chia cho số mẫu gộp. Mức giá của việc lấy và bảo quản bệnh phẩm là 100.000 đồng/mẫu; mức giá của việc thực hiện xét nghiệm là 634.000 đồng chia cho số mẫu gộp (nếu gộp 5 mẫu vào 1 xét nghiệm thì chia 5, gộp 10 mẫu thì chia 10...).

Cùng với việc quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2, Bộ Y tế đã chỉ đạo và yêu cầu các cơ sở y tế có trách nhiệm mua sắm vật tư, hóa chất và sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu; yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về giá, đấu thầu với các cơ sở y tế trên địa bàn, xử lý nghiêm vi phạm nếu có, không để tăng giá dịch vụ xét nghiệm bất hợp lý.

Theo Zing

Côn Đảo, tương lai đặc khu xanh tầm vóc quốc tế

Côn Đảo ngày nay đang đứng trước một bước ngoặt lịch sử mới: Trở thành đặc khu hành chính - kinh tế đặc biệt mang tầm vóc khu vực và quốc tế. Trong chuyến công tác gần đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khơi gợi một tầm nhìn phát triển đầy cảm hứng, đặt ra yêu cầu xây dựng Côn Đảo trở thành nơi “sáng - xanh - sạch - đẹp”, bền vững nhưng không làm phai nhòa giá trị lịch sử, văn hóa và quốc phòng.

Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Ngày 26/6/2025, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Diễn đàn “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Thành quả và mục tiêu trong kỷ nguyên vươn mình” . Đây là sự kiện nhằm phổ biến thông tin về Luật Sử dụng Năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vừa được thông qua ngày 18/6 tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIV.

Cách doanh nghiệp Trung Quốc “thoát” Mỹ

Sau Đông Nam Á đến lượt Vương quốc Anh trở thành thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp Trung Quốc thi triển chiến lược “sản xuất rẻ, phân phối nhanh”.

Không chủ quan trước đà tăng trưởng kinh tế tích cực

Số liệu về tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2025 của Cục Thống kê cho thấy nhiều tín hiệu tích cực như: tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 18,37 tỷ USD, tăng 51,2% so với cùng kỳ năm trước; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 355,79 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước; khách quốc tế đến Việt Nam đạt 9.201,7 nghìn lượt người, tăng 21,3% so với năm trước. Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 5 tháng đầu năm nay là gần 2.279,5 nghìn tỷ đồng, tăng 83,8% so với cùng kỳ năm 2024.

Vải thiều Bắc Giang lên kệ siêu thị Đức

Vải thiều, đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bắc Giang, đã trở thành tâm điểm chú ý tại sự kiện "Ngày hàng Việt Nam" diễn ra mới đây tại siêu thị Selgros Lichtenberg, Berlin. Sự kiện không chỉ giới thiệu nét đặc trưng của ẩm thực Việt mà còn khẳng định vị thế của trái vải thiều trên thị trường quốc tế.

Xử lý vướng mắc các dự án năng lượng tái tạo: Khó khăn đến đâu phải được tháo gỡ đến đó

Sáng 23/6/2025, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo 751 về việc triển khai Kết luận của Bộ Chính trị đối với các dự án khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ và tình hình triển khai Nghị quyết số 233/NQ-CP của Chính phủ về các dự án năng lượng tái tạo.

Video