Bộ Công an đề nghị cung cấp thông tin của 762 công ty liên quan Vạn Thịnh Phát

Liên quan Vạn Thịnh Phát, Bộ Công an vừa gửi kèm danh sách 762 công ty đến Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh đề nghị cung cấp thông tin liên quan.

Cụ thể, công văn Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an gửi tới Cục thuế TP.Hồ Chí Minh nêu rõ, Cơ quan này đang điều tra vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Rửa tiền xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự ngày 07/10/2022.

Bộ Công an đề nghị cung cấp thông tin của 762 công ty liên quan Vạn Thịnh Phát
Trụ sở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trên đường Trần Hưng Đạo, Quận 1

Căn cứ yêu cầu điều tra vụ án, căn cứ các Điều 5, 88 và 168 Bộ luật Tố tụng Hình sự, trong danh sách 762 công ty, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh cung cấp thông tin liên quan đến việc cấp mã số thuế, báo cáo tài chính, báo cáo thuế và tình hình hoạt động của các doanh nghiệp này.

Đồng thời, Bộ Công an cũng đề nghị Cục Thuế cung cấp thông tin về việc kê khai và chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp nói trên.

Đáng chú ý, trong số 762 công ty được cơ quan chức năng liệt kê. Trong đó, đa số là các công ty cổ phần và một số công ty trách nhiệm hữu hạn; có nhiều tên công ty bằng tiếng nước ngoài xen lẫn tên công ty bằng tiếng Việt.

Trong số 762 công ty có Công ty Cổ phần tập đoàn Vạn Thịnh Phát (mã số thuế: 0301196596); Công ty Cổ phần tập đoàn đầu tư An Đông (mã số thuế: 0304938912); Công ty Cổ phần bảo trợ tập đoàn Vạn Thịnh Phát (mã số thuế: 0316561308)…

Ngoài ra còn có Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 6 - Công ty CP (Cienco6 - mã số thuế: 0300487137)…

Theo Ngọc Linh (Công thương)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video