BIC và SGI ký kết biên bản nhằm phát triển bảo hiểm bảo lãnh tại Việt Nam

Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) và Công ty Bảo hiểm Bảo lãnh Seoul (SGI) vừa chính thức ký kết biên bản ghi nhớ nhằm phát triển bảo hiểm bảo lãnh tại Việt Nam.

Cụ thể, BIC và SGI sẽ hợp tác trong việc phát triển các sản phẩm bảo hiểm bảo lãnh tại Việt Nam. Hai bên cũng sẽ hợp tác chặt chẽ trong việc đề xuất các Cơ quan quản lý Nhà nước cải tiến, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hiện hành để tạo điều kiện cho sự phát triển của bảo hiểm bảo lãnh.

Theo ông Trần Hoài An, Tổng Giám đốc BIC, bảo hiểm bảo lãnh vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Các doanh nghiệp mới chỉ quen với hình thức bảo lãnh ngân hàng, đồng thời, các quy định pháp lý cho nghiệp vụ này cũng chưa thực sự hoàn thiện.

Hiện nay, thị trường bảo hiểm mới chỉ ghi nhận một vài doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên thực hiện một số dịch vụ bảo hiểm bảo lãnh và chủ yếu là bảo lãnh cho nhà thầu nước ngoài hoặc bảo lãnh cho các nhà thầu xây dựng công trình nội ngành. Tuy nhiên, theo ông An, tiềm năng phát triển bảo hiểm bảo lãnh tại Việt Nam là rất lớn.

Với dự báo tăng trưởng kinh tế vĩ mô ổn định trong thời gian tới, nhu cầu bảo lãnh sẽ gia tăng. Bảo hiểm bảo lãnh sẽ cung cấp cho khách hàng thêm một kênh đảm bảo an toàn tài chính và đóng góp một phần vào tăng trưởng doanh thu của ngành bảo hiểm nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung.

Về phía SGI, ông Kim Sang Taek, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc SGI, đánh giá BIC là một trong những doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ lớn tại Việt Nam, có năng lực tài chính vững mạnh và nhiều năm kinh nghiệm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ nói chung và bảo hiểm bảo lãnh nói riêng.

Trong khi đó, SGI là công ty bảo hiểm bảo lãnh hàng đầu tại Hàn Quốc, đã hợp tác với các định chế triển khai bảo hiểm bảo lãnh tại nhiều nước trên thế giới. Hợp tác giữa 2 doanh nghiệp hứa hẹn sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của bảo hiểm bảo lãnh tại thị trường Việt Nam.

Biên bản được ký kết là lời khẳng định của BIC và SGI trong việc nâng quan hệ hợp tác lên một tầm cao mới thông qua giao kết hợp tác cụ thể hơn, gắn kết và mạnh mẽ hơn để phát triển bảo hiểm bảo lãnh trở thành một sản phẩm có vị trí và tỷ trọng doanh thu cao tại thị trường bảo hiểm Việt Nam trong thời gian tới.

N.Lan

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video