BĐS Phát Đạt bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế 2016 hơn 700 triệu đồng

Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) vừa có thông báo về quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế năm 2016 đối với Công ty CP Phát Triển BĐS Phát Đạt (HoSE: PDR) vào ngày 09/08/2017.

Cụ thể, phạt vi phạm hành chính trên số tiền thuế khai sai với số tiền hơn 139 triệu đồng. Trong đó, phạt về hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp 105 triệu và phạt 1 lần thuế về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp 34 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Cục thuế TPHCM truy thu số tiền thuế hơn 562 triệu đồng. Trong đó, thuế TNDN truy thu 513 triệu; thuế GTGT là 35 triệu và thuế TNCN là 14 triệu đồng.

Hơn nữa, Công ty còn bị phạt số tiền chậm nộp thuế khai sai gần 17 triệu đồng. Số tiền chậm nộp được tính đến 04/08/2017. PDR tự tính và nộp tiền chậm nộp kể từ sau 04/08/2017 đến ngày nộp đủ tiền thuế truy thu. Lý do là Công ty đã kê khai sai thuế TNDN từ 01/01/2016 đến 31/12/2016.

Như vậy, tổng số tiền thuế bị phạt, truy thu, tiền chậm nộp đối với PDR là 718 triệu đồng. Trong thời hạn 10 ngày, PDR phải nghiêm chỉnh chấp hành và có trách nhiệm nộp số tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt về Kho bạc Nhà nước TPHCM.

Trong 6 tháng đầu năm 2017, PDR đạt doanh thu gần 589 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 158,3 tỷ đồng; lần lượt tăng trưởng 164% và 119% so với cùng kỳ năm trước. Cũng trong quý II/2017, PDR đã chi trả nợ gốc vay hơn 818 tỷ đồng, trong đó đã trả xong dứt điểm vốn vay cho Ngân hàng Đông Á (DongABank).

Theo Huy Lê - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video