Bắt 3 đối tượng cho vay tiền nặng lãi tới... 208%/tháng

Công an TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) đã quyết định bắt khẩn cấp 3 thanh niên để điều tra về hành vi cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự.

Ngày 26/3, Công an TP.Đà Lạt cho biết, đơn vị đã quyết định bắt khẩn cấp 3 thanh niên để điều tra về hành vi cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự.

Trước đó, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế phát hiện 3 đối tượng gồm: Lê Thanh (26 tuổi), Hoàng Xuân Tú (28 tuổi), Nguyễn Thanh Bình (39 tuổi, đều đăng ký thường trú tại Hồng Bàng, Hải Phòng; tạm trú tại đường Ngô Quyền, phường 6, TP.Đà Lạt) đang có hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự tại địa bàn phường 6, TP.Đà Lạt. 

bat 3 doi tuong cho vay tien nang lai toi... 208%/thang hinh anh 1

Ba đối tượng cho vay nặng lãi tại cơ quan điều tra.

Qua điều tra ban đầu, cơ quan chức năng xác định đối tượng Lê Thanh tiến hành cho vay tiền có thu lãi trên địa bàn TP.Đà Lạt, lãi suất cho vay dao động từ 15% tới 208%/tháng cho mỗi khoản vay. Sau đó, tháng 10/2019 Bình và Tú từ TP.Hải Phòng vào TP.Đà Lạt tìm gặp Thanh để nhờ Thanh tìm việc làm. Từ đó, Thanh đã rủ Bình và Tú tham gia cùng thực hiện việc cho vay tiền lấy lãi và trả công 6 triệu đồng/tháng cho Bình và Tú. Sau đó 2 tháng, Bình "góp vốn" 55 triệu đồng để cùng Thanh và Tú tiếp tục thực hiện hành vi cho vay tiền lấy lãi.

Qua đối chất, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế xác định 3 đói tượng này đã thực hiện việc cho vay đối với 46 người, tổng số tiền cho vay là 590.400.000 đồng (với lãi suất cho vay từ 15% - 208%/tháng/khoản vay), thu lợi bất chính là 78.608.000 đồng.

Hiện, Công an TP.Đà Lạt đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.

Theo Dân Việt

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video