Bao nhiêu tài khoản bạn cần để quản lý tài chính cá nhân tốt nhất?

“Hãy đặt ra một ngân sách và gắn bó với nó” - Đây là lời khuyên đã được đúc kết như một nguyên tắc vàng trong việc quản lý tài chính cá nhân. Tuy nhiên đối với nhiều người, việc lập một kế hoạch ngân sách là quá sức với họ, và làm theo nó là một nhiệm vụ

Chuyên gia tiền tệ Sahirenys Pierce, người đã tạo ra “High-5 Banking Method” (Phương pháp 5 tài khoản) hướng dẫn bạn cách dễ dàng để quản lý tài chính và xây dựng sự giàu có.

Phương pháp 5 tài khoản là gì?

 Bao nhiêu tài khoản bạn cần để quản lý tài chính cá nhân tốt nhất? - Ảnh 1.

Đúng như tên gọi của nó, 'Phương pháp 5 tài khoản' liên quan đến việc nắm giữ số lượng tài khoản ngân hàng 'hoàn hảo', bao gồm hai tài khoản thanh toán (checking account) và ba tài khoản tiết kiệm (saving account).

Mục tiêu của phương pháp này là theo dõi các ngân sách riêng lẻ trong tài khoản của bạn thay vì trong bảng tính (spreadsheet), đồng thời giúp bạn thiết lập thói quen chuyển tiền vào các tài khoản riêng biệt trong mỗi lần nhận lương.

1. Tài khoản thanh toán hóa đơn (Bills checking account)

 Bao nhiêu tài khoản bạn cần để quản lý tài chính cá nhân tốt nhất? - Ảnh 2.

Ảnh: Getty Images 

Đây là khoản chi tiêu bắt buộc và thường chiếm một phần lớn trong thu nhập của bạn. Nếu không thanh toán chúng, những hóa đơn này có thể nhanh chóng ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật cũng như điểm tín dụng của bạn.

Ví dụ:

• Nhà ở: Tiền thuê nhà, tiền thế chấp, thuế tài sản

• Nợ: Thẻ tín dụng, khoản vay mua xe, khoản vay sinh viên

• Hóa đơn tiện ích: Điện, nước, điện thoại, gas, internet

• Cửa hàng tạp hóa: không bao gồm ăn uống bên ngoài

2. Tài khoản thanh toán cá nhân (Lifestyle checking account)

 Bao nhiêu tài khoản bạn cần để quản lý tài chính cá nhân tốt nhất? - Ảnh 3.

Ảnh: Getty Images 

Đây là khoản chi tiêu dành cho tất cả những gì bạn 'muốn'. Bạn có thể chuyển một số tiền nhất định vào tài khoản mỗi khi nhận lương để mua sắm bất thứ gì mang lại niềm vui cho mình. Tuy nhiên, khi tài khoản về 0, hãy dừng việc chi tiêu của bạn cho đến lần chuyển tiền tiền tiếp theo.

Ví dụ:

• Chăm sóc cá nhân: cắt tóc, spa, tập gym

• Đồ dùng cần thiết: Khăn giấy, kem đánh răng, chất tẩy rửa

• Giải trí: Phim, truyện, sở thích khác

• Ăn uống: Nhà hàng, dịch vụ giao đồ ăn tận nhà, quán bar

• Khác: Mua sắm, đi chơi với bạn bè

3. Tài khoản tiết kiệm khẩn cấp (Emergency fund savings account)

 Bao nhiêu tài khoản bạn cần để quản lý tài chính cá nhân tốt nhất? - Ảnh 4.

Ảnh: Getty Images 

Đây là một mạng lưới tài chính an toàn cho phép bạn dự phòng cho những rủi ro tiềm tàng trong tương lai hay các chi phí phát sinh ngoài dự kiến. Hầu hết các chuyên gia khuyên bạn nên để dành ít nhất từ ba đến sáu tháng chi phí sinh hoạt trong tài khoản này.

Ví dụ:

• Cấp cứu: Phẫu thuật, bệnh tật

• Mất việc: Bị sa thải, nghỉ việc, đình chỉ công tác

• Sửa chữa nhà: Mái dột, sửa hệ thống ống nước

• Các vấn đề về xe cộ: tai nạn, sửa chữa xe

4. Tài khoản tiết kiệm dài hạn (Long-term goals savings account)

 Bao nhiêu tài khoản bạn cần để quản lý tài chính cá nhân tốt nhất? - Ảnh 5.

Ảnh: Getty Images 

Tất cả chúng ta đều có những giấc mơ lớn với một mức giá cao. Vậy nên tài khoản này sẽ cho phép bạn dễ dàng theo dõi tiến độ tiết kiệm, cũng như việc phân bổ tiền cho bất kỳ mục tiêu nào phải mất hơn 12 tháng để đạt được.

Ví dụ:

• Trả trước: Xe, nhà

• Những chuyến du lịch lớn: Một chuyến du lịch nước ngoài của cả gia đình

• Kết hôn: Nhẫn, lễ phục, nhà hàng, trăng mật

• Sinh con: viện phí, sữa, quần áo và đồ dùng cho trẻ

5. Tài khoản tiết kiệm ngắn hạn (Short-term goals savings account)

 Bao nhiêu tài khoản bạn cần để quản lý tài chính cá nhân tốt nhất? - Ảnh 6.

Ảnh: Getty Images 

Tài khoản thứ năm và cũng là tài khoản cuối cùng dành cho các mục tiêu ngắn hạn mà bạn muốn đạt được trong vòng một đến 12 tháng tới.

Ví dụ:

• Nâng cấp: Điện thoại hoặc máy tính xách tay mới

• Quà tặng đặc biệt: Giáng sinh, Ngày của Mẹ, Ngày của Cha, sinh nhật

• Các hoạt động nhỏ: Du lịch biển, các chuyến đi phượt, các sự kiện thể thao, các buổi hòa nhạc

• Chi phí hàng năm: Đăng kiểm xe, bảo trì xe

Bắt đầu từ những gì bạn có

Pierce nói rằng bạn không nhất thiết phải mở tất cả năm tài khoản cùng một lúc, đặc biệt là nếu bạn không có đủ điều kiện tài chính để làm điều này.

Bạn có thể bắt đầu với ba tài khoản quan trọng nhất - hóa đơn, cá nhân và quỹ khẩn cấp - và sau đó, hãy làm việc theo cách của mình và đóng góp cho các mục tiêu tiết kiệm khác nhau.

Bên cạnh đó, còn có một số mẹo khác mà bạn nên ghi nhớ:

Hãy cố gắng không giữ tất cả các tài khoản của bạn ở cùng một ngân hàng. Ví dụ, trong trường hợp một ngân hàng gặp lỗi hệ thống và cần tạm dừng dịch vụ để nâng cấp và bảo trì, bạn cần có tài khoản tại các ngân hàng khác để tiếp tục sử dụng.

Hãy tận dụng các ứng dụng hỗ trợ việc lập ngân sách miễn phí và cho phép bạn kết nối tất cả các tài khoản của mình, bao gồm cả tài khoản hưu trí.

Chỉ mở những tài khoản phù hợp với tình huống của bạn. Ví dụ, nếu bạn không có bất kỳ mục tiêu dài hạn nào ngay bây giờ, bạn không nhất định phải mở tài khoản đó cho đến khi bạn cảm thấy sẵn sàng.

Cuối cùng, hãy cân nhắc việc gửi tiền vào một tài khoản tiết kiệm có lãi suất cao mà có thể trả cho bạn một mức lãi suất tốt hơn so với các tài khoản thông thường.

(Theo CNBC)

Theo An Lê (Nhà đầu tư)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video