Bảo hiểm BIC - Luôn tạo sự khác biệt

Năm 2016, tổng doanh thu phí bảo hiểm của BIC ước đạt 1.650 tỷ đồng, tăng trưởng 12% so với năm ngoái. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm gốc ước đạt 1.470 tỷ đồng, tăng trưởng 15% so với năm 2015. Lợi nhuận trước thuế riêng BIC năm 2016 ước đạt 135 tỷ đồng, tăng trưởng 16% so với năm trước. Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế hợp nhất (với Liên doanh bảo hiểm tại Lào – LVI) ước đạt 168 tỷ đồng, tăng trưởng 7% so với năm 2015.

[caption id="attachment_48136" align="aligncenter" width="697"] Năm 2016 ghi nhận những nỗ lực của BIC khi luôn đảm bảo mức tăng trưởng bằng hoặc cao hơn mức chung của toàn thị trường[/caption]

Bên cạnh việc đẩy mạnh kinh doanh, BIC cũng nỗ lực để đạt được các thành tựu đáng chú ý khác như:

Bước tiến dự án hỗ trợ kỹ thuật: Năm 2016, BIC và đối tác chiến lược nước ngoài – FairFax - đã phối hợp tổ chức nhiều đoàn công tác tới nghiên cứu các mô hình kinh doanh bảo hiểm hiện đại tại Singapore, Ấn Độ, Canada. 12 nhóm dự án của BIC phối hợp với các chuyên gia (Anh, Mỹ, Canada và Châu Á) của FairFax đã bước đầu mở ra những hướng đi mới trong việc chuyển đổi, cơ cấu lại danh mục khách hàng, sản phẩm, quy trình nghiệp vụ, hệ thống công nghệ thông tin tạo ra sự khác biệt so với các công ty bảo hiểm khác trên thị trường.

Nâng triển vọng xếp hạng tín nhiệm: Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới - A.M. Best trong năm 2016 đã nâng triển vọng của BIC lên Tích cực (năm 2015 kết quả này là Ổn định) và tiếp tục khẳng định xếp hạng năng lực tài chính của BIC là B+ (Tốt), xếp hạng năng lực tổ chức phát hành là bbb-.

Mở rộng mạng lưới, đẩy mạnh kinh doanh: Năm 2016, BIC chính thức khai trương Công ty Bảo hiểm BIDV Bến Thành tại TP.HCM, nâng tổng số công ty thành viên lên con số 26. Mạng lưới phòng kinh doanh của BIC đạt 140 phòng kinh doanh trên toàn quốc.

[caption id="attachment_48135" align="aligncenter" width="700"] BIC thành lập Công ty Bảo hiểm BIDV Bến Thành, nâng tổng số công ty thành viên lên con số 26.[/caption]

Tiếp tục được ghi nhận trên nhiều lĩnh vực: Năm 2016, BIC vinh dự đứng thứ 5 trong Bảng xếp hạng 10 Công ty bảo hiểm phi nhân thọ uy tín nhất Việt Nam do Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietnamNet công bố. Trong đó, BIC đứng thứ 5 về năng lực tài chính, thứ 3 về mức độ phổ biến trên các phương tiện truyền thông và thứ 3 về mức độ hài lòng của khách hàng. Bên cạnh đó, năm 2016, BIC cũng lần thứ 3 liên tiếp được lựa chọn vào Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam, lần thứ 7 liên tiếp đứng trong Top 1000 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam, đồng thời, tiếp tục được bầu chọn là 1 trong 100 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam.

[caption id="attachment_48137" align="aligncenter" width="700"] BIC được trao tặng nhiều giải thưởng uy tín trong năm 2016[/caption]

Tại thị trường hải ngoại, so với các năm trước đây, hoạt động kinh doanh của 2 liên doanh bảo hiểm tại Lào (LVI) và Campuchia (CVI) của BIC phải đối mặt với nhiều khó khăn do cạnh tranh về lãi suất huy động, tỷ lệ bồi thường, thuế. Thế nhưng, LVI kỳ vọng sẽ hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2016 và CVI vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu cao hơn của thị trường (17% so với 15%), đồng thời tiếp tục giữ vững vị trí số một về bảo hiểm hàng không tại Campuchia.

Năm 2017, BIC đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm gốc bằng hoặc cao hơn tốc độ tăng trưởng chung toàn thị trường. BIC sẽ triển khai nhiều giải pháp kinh doanh đồng bộ để gia tăng thị phần bảo hiểm hiểm gốc, thu hẹp khoảng cách với các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc Top 5 thị trường, song song với việc cân đối và giữ vững mục tiêu về hiệu quả và quản lý rủi ro. Ngoài ra, BIC cũng sẽ tập trung phát triển hoạt động bán lẻ thông qua việc thúc đẩy các kênh phân phối bán lẻ, đặc biệt là kênh bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) và áp dụng các chương trình Công nghệ thông tin tiên tiến nhằm đáp ứng nhanh việc tạo ra các sản phẩm mới, kênh phân phối mới bên cạnh việc tăng cường quản trị rủi ro và hỗ trợ quản trị điều hành.

Ngọc Lan

Tags:

Nâng bước những Startup thành “kỳ lân”

Nền kinh tế số của chúng ta đã chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp vào 2022 và 2023. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, đổi mới công nghệ đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, cũng như làm “bàn đạp” vững chãi cho các doanh nghiệp lớn mạnh trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, liên kết vùng được xác định là ba yếu tố góp phần nâng tầm vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế của các yếu tố này, cần khơi thông “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Di sản của Tổng giám đốc Sumitomo Jun Ohta

Ông chọn Việt Nam là 1 trong 4 thị trường trọng tâm và dưới sự điều hành của ông, Sumitomo đã đầu tư hàng tỷ đô vào khu vực thị trường trọng tâm.