Bán sách cho hàng triệu học sinh, Nhà xuất bản Giáo dục đang làm ăn ra sao?

Lợi nhuận của Nhà xuất bản giáo dục đã tăng vọt trong giai đoạn 2015-2017, từ 32 tỷ lên 150,8 tỷ đồng.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực xuất bản với nhiệm vụ tổ chức biên soạn, biên tập, in và phát hành các loại sách giáo khoa và các sản phẩm giáo dục phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập của các ngành học, bậc học trong toàn quốc; đồng thời giúp Bộ Giáo dục & Đào tạo chỉ đạo công tác thiết bị giáo dục và thư viện trường học trên toàn quốc.

Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của NXB Giáo dục cho biết sản lượng sản xuất sách giáo khoa đã tăng mạnh trong các năm gần đây. Nếu như năm 2015, lượng sản xuất chỉ có hơn 101 triệu bản thì đến năm 2016 đã tăng lên 108,83 triệu bản và năm 2017 là 107,8 triệu bản. Tổng doanh thu qua đó tăng từ 1.041 tỷ năm 2015 lên 1.203 tỷ đồng.

Đáng chú ý là trong khi doanh thu chỉ tăng nhẹ lợi nhuận của NXB Giáo dục lại tăng vọt: từ 32 tỷ năm 2015 lên 72,1 tỷ năm 2016 và 150,8 tỷ đồng năm 2017.

Tuy vậy, nguyên nhân giúp lợi nhuận 2017 tăng vọt không phải đến từ hoạt động kinh doanh mà chủ yếu là do giảm chi phí lãi vay cũng như được hoàn nhập 27 tỷ đồng dự phòng đầu tư tài chính dẫn đến chi phí tài chính năm 2017 là -3,6 tỷ trong khi chi phí tài chính năm 2016 là 51,6 tỷ đồng.

Năm 2018, NXB Giáo dục đặt kết quả kinh doanh có phần khiêm tốn hơn với sản lượng sản xuất dự kiến chỉ là 104 triệu bản sách giáo khoa với doanh thu 1.173 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 90,5 tỷ đồng.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video