Bách hoá Xanh liệu có nên trò trống?

Có thể Thế Giới Di Động thành công ở điện máy nhưng với nhóm hàng tiêu dùng nhanh thì chưa chắc, vì đặc thù kinh doanh của mỗi ngành hàng có khác nhau.

[caption id="attachment_14833" align="aligncenter" width="700"]Cửa hàng rộng, hàng dày đặc nhưng chưa phong phú và đặc biệt là… vắng khách. Ảnh: Minh Phúc. Cửa hàng rộng, hàng dày đặc nhưng chưa phong phú và đặc biệt là… vắng khách. Ảnh: Minh Phúc.[/caption]

“Bắt đầu từ tháng 6 tới, Bách hoá Xanh (BHX) sẽ bước vào giai đoạn hoạt động chính thức. Từ đó cho đến cuối năm, nếu không đạt kế hoạch, BHX sẽ biến mất trên thị trường…”

Hiện nay, các nhà đầu tư chứng khoán đang “tám” nhiều về việc Thế Giới Di Động (TGDĐ) đầu tư vào mảng bán lẻ hàng tiêu dùng nhanh với thương hiệu BHX.

Có ý kiến cho rằng, cách phục vụ khách hàng nhóm hàng điện tử và “rau – cá – thịt” rất khác nhau, nên TGDĐ đầu tư chỉ để “sang tay” cho ai ra giá tốt nhất!

Ông Trần Kinh Doanh, tổng giám đốc TGDĐ cho biết, nếu vượt qua giai đoạn thử nghiệm, BHX sẽ có hàng nghìn điểm trên toàn cõi Việt Nam.

“Đếm cua trong lỗ”?

Nói với PV, ông Doanh cho biết, để đạt được mục tiêu tầm xa, trước mắt TGDĐ sẽ thí điểm khoảng 30 điểm BHX thuộc hai quận Tân Phú và Bình Tân ở TPHCM.

“Từ 30 điểm này để đúc rút kinh nghiệm kinh doanh lĩnh vực mới. Nếu thành công, sẽ mở tiếp, còn không sẽ ngưng”, ông Doanh nói.

Hiện có 15 điểm BHX đã hoạt động với bán kính giữa các điểm gần nhất là 1km. Trong đó, ba điểm có doanh thu 10 triệu đồng/ngày, số còn lại có doanh thu từ 6 – 8 triệu đồng/ngày.

“Doanh thu như vậy là thấp so với mục tiêu doanh thu kỳ vọng là từ 15 – 20 triệu đồng/ngày. Nhưng không sao, đang trong giai đoạn thử nghiệm. Chúng tôi đang cố hết sức để tăng doanh thu”, ông Doanh chia sẻ.

Theo tính toán của TGDĐ, vì doanh thu của từng điểm thấp nên tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu phải dao động từ 15 – 20%. Ông Doanh tiết lộ, chi phí bình quân cho một điểm BHX là 23 – 32 triệu đồng/tháng, trong đó: thuê mặt bằng dao động trong khoảng 10 – 15 triệu đồng, lương nhân viên từ 8 – 12 triệu đồng, điện nước và chi phí khác là 5 triệu đồng.

“Như vậy, nếu doanh số là 500 triệu đồng/tháng, tỷ suất lợi nhuận là 15%, sau khi trừ chi phí, mỗi điểm BHX sẽ thu về khoảng 50 triệu đồng/tháng. Vài chục điểm thì lợi nhuận chẳng là gì nhưng vài trăm điểm trở lên, đó là khoản lợi nhuận hấp dẫn”, ông Doanh hào hứng “đếm cua trong lỗ” về lợi nhuận của mô hình BHX hiện nay và trong tương lai.

Những người đang vận hành mô hình BHX đang tính “cắm điểm” dày hơn, bán kính hoạt động từ 400 – 500m để từng bước thay thế mô hình cửa hàng tạp hoá gia đình hiện nay.

Theo kế hoạch, từ nay tới tháng 6, BHX sẽ hoạt động với 15 siêu thị đã có, cộng với phát triển khoảng 15 siêu thị mới. Đây là thời gian cuối cùng của giai đoạn thử nghiệm để chuyển sang giai đoạn chạy chính thức.

Không dễ ăn

Trò chuyện với PV, một mặt ông Doanh khẳng định: “Chúng tôi chẳng e ngại bất kỳ hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng nhanh nào vì nhu cầu của người tiêu dùng còn quá lớn. Nội lực và nguồn tài chính của công ty mẹ có thể là điều kiện quan trọng để mô hình này thành công. Vốn, với BHX không phải là điều quan trọng…”.

Mặt khác, ông Doanh còn chừa đường lùi cho uy tín TGDĐ: “Bắt đầu từ tháng 6 tới, BHX sẽ bước vào giai đoạn hoạt động chính thức. Từ đó cho đến cuối năm, nếu không đạt kế hoạch, BHX sẽ biến mất trên thị trường…”.

Nhưng theo nhiều chuyên gia về bán lẻ, muốn đạt được mục tiêu như những gì đã chia sẻ, TGDĐ phải cần có thời gian để tìm hiểu nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, cũng như có cách tiếp thị thông minh, hàng hoá phong phú, đa dạng…

Nếu có tham vọng thay thế các cửa hàng tạp hoá truyền thống, BHX với diện tích hàng trăm m2 sẽ quá thừa cho nhu cầu “đi chợ nhanh” của người dân nằm trong bán kính trên. Còn muốn cạnh tranh với các chuỗi bán lẻ hiện đại khác như Co.opmart, Big C… BHX chưa đủ lực và uy tín, như lời của một chuyên gia về thị trường bán lẻ chia sẻ với PV.

Vị chuyên gia này nói thêm: “Tôi có nghe nói đến BHX từ rất lâu nhưng chưa thấy bất kỳ động thái tiếp thị nào để khách hàng biết đến. Trong nhiều chuyến khảo sát thị trường tại Tân Phú và Bình Tân, tôi có thử hỏi khách hàng về BHX, nhưng rất ít người biết.

Có thể anh thành công ở điện máy nhưng với nhóm hàng tiêu dùng nhanh thì chưa chắc, vì đặc thù kinh doanh của mỗi ngành hàng có khác nhau”.

BHX hiện là một cửa hàng tạp hoá kiểu mẫu hiện đại, bán hàng trăm mặt hàng, từ thực phẩm chế biến đến đông lạnh, tươi sống… nhưng còn quá đơn điệu, chưa phù hợp với nhu cầu cuộc sống thường nhật của người dân xung quanh.

Mua sắm, với các bà nội trợ không chỉ là mua hàng, mà còn là cơ hội được “trải nghiệm” giao tiếp với cộng đồng. Với không gian thiết kế và cách kinh doanh như hiện nay, BHX chưa thể thay thế các tên tuổi đã in đậm trong tư duy mua sắm của các bà nội trợ như: Co.opmart, Big C hay các ngôi chợ “chồm hổm” trong các khu dân cư.

TGDĐ thành công với Thegioididong.com và Điện máy Xanh, nhưng có thể thất bại với BHX. Đó cũng là điều bình thường trong kinh doanh.

Theo Thế Giới Tiếp Thị

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video