Bà Nga SeABank cũng chọn doanh nghiệp, không làm chủ tịch ngân hàng

Bà Nguyễn Thị Nga không còn là chủ tịch HĐQT của SeABank nhiệm kỳ mới.

Theo thông báo về nhân sự cấp cao của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank), tại kỳ đại hội cổ đông thường niên 2018 diễn ra hồi trung tuần tháng 4 vừa qua, ngân hàng này đã bầu ra Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới 2018 – 2023.

HĐQT gồm có bà Nguyễn Thị Nga, ông Lê Văn Tần, bà Lê Thu Thủy, bà Khúc Thị Quỳnh Lâm, ông Hoàng Minh Tân, ông Bùi Trung Kiên và bà Ngô Thị Nhài.

Sau đại hội, HĐQT đã họp và được NHNN chấp thuận với các chức danh chủ tịch và Phó chủ tịch. Theo đó, ông Lê Văn Tần là chủ tịch HĐQT. Bà Nguyễn Thị Nga là phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị. Bà Lê Thu Thủy (con gái bà Nga) là phó chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc thứ nhất được cử phụ trách điều hành ngân hàng thay ông Lê Văn Tần. Bà Khúc Thị Quỳnh Lâm giữ chức phó chủ tịch HĐQT.

Với ban kiểm soát, ngân hàng đã bầu ra 3 thành viên là bà Đoàn Thị Thanh Hương, bà Nguyễn Thị Phương và bà Vũ Thị Ngọc Quỳnh, trong đó bà Đoàn Thị Thanh Hương là trưởng ban kiểm soát.

[caption id="attachment_92446" align="aligncenter" width="640"] Bà Lê Thu Thủy (sn 1983) - con gái bà Nga là Phó chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc thứ nhất được cử phụ trách điều hành ngân hàng kể từ ngày 12/4/2018[/caption]

Như vậy, bà Nguyễn Thị Nga đã chính không chọn chức vụ chủ tịch HĐQT của ngân hàng SeABank – vị trí mà bà đã giữ suốt 11 năm qua. Việc rời khỏi vị trí chủ tịch ngân hàng là tuân theo Luật tổ chức tín dụng mới, có hiệu lực từ ngày 15/1/2018. Bà Nga đã cùng với đội ngũ lãnh đạo của ABBank và Kienlongbank đã lựa chọn đứng làm chủ doanh nghiệp thay vì ngân hàng.

Doanh nhân Nguyễn Thị Nga, thường được gọi với cái tên thân mật Madam Nga, là người từng được tạp chí Forbes bình chọn là một trong 50 người phụ nữ quyền lực nhất Châu Á.

Bà Nga đã tạo dựng được một cơ nghiệp đồ sộ khi sở hữu tập đoàn đa ngành BRG, nắm giữ nhiều tại sản lớn như SeABank, 2 khách sạn do Hilton quản lý tại Hà Nội, 3 sân golf đi kèm với những khu nghỉ dưỡng, đồng thời là cổ đông chủ chốt tại Intimex Hà Nội, doanh nghiệp Nhà nước có khối bất động sản giá trị cao.

Ngoài vị trí quan trọng tại SeABank, bà Nga còn là chủ tịch của Intimex Việt Nam, chủ tịch tập đoàn BRRG, chủ tịch Công ty TNHH Khách sạn Nhà hát và phó chủ tịch Công ty CP Du lịch dịch vụ Hà Nội.

Riêng lĩnh vực ngân hàng, trước khi làm chủ tịch SeABank, bà Nga từng là phó chủ tịch rồi chủ tịch của Techcombank.

Với quyết định mới nhất bà Nga không còn làm chủ tịch ngân hàng mà chọn đứng tên doanh nghiệp, nhưng rõ ràng hai vị trí quan trọng nhất của nhà băng này là phó chủ tịch thường trực và phó chủ tịch kiêm Phó Tổng giám đốc phụ trách điều hành ngân hàng vẫn thuộc về bà và người con gái Lê Thu Thủy.

Liên quan đến tân chủ tịch HĐQT, ông  Lê Văn Tần cũng là người có vị trí quan trọng trong ngân hàng của bà Nga. Ở cương vị phó Tổng giám đốc, ông Tần từng có 2 giai đoạn được giao quyền Tổng giám đốc sau khi hai vị Tổng giám đốc của nhà băng này thôi nhiệm là ông Đặng Bảo Khánh (tháng 7 đến tháng 9/2017) và ông Nguyễn Cảnh Vinh (hồi đầu tháng 2/2018 đến 12/4/2018).

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Dòng tín dụng đang chảy mạnh vào khu vực kinh tế tư nhân

Số liệu thống kê cho thấy, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp gần 50% GDP, hơn 30% thu ngân sách, tạo ra hơn 40 triệu việc làm và chiếm khoảng 85% tổng số lao động trong nền kinh tế. Với vai trò quan trọng đó, Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân ra đời như một bước ngoặt, đột phá trong tư duy và hoạch định chính sách phát triển kinh tế, là sự khẳng định của Đảng về vai trò then chốt, động lực quan trọng hàng đầu của khu vực kinh tế tư nhân trong tiến trình phát triển đất nước. aa Zalo

Bảo mật an toàn thông tin: Yếu tố then chốt cho ngành tài chính - ngân hàng trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh công nghệ AI, blockchain đóng vai trò quan trọng đối với ngành tài chính, ngân hàng nhưng đang bị “lợi dụng” để tấn công vào tài khoản người dùng. Vì vậy, việc đầu tư cho hệ sinh thái bảo mật thông minh, tích hợp, có khả năng phát hiện sớm và phản ứng nhanh là điều không thể thiếu nếu muốn đảm bảo an toàn thông tin và duy trì hoạt động ổn định trong kỷ nguyên số. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Thời báo ngân hàng có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Gia Đức – Giám đốc Fortinet Việt Nam. aa Zalo

Lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên giữ ở 3,9%/năm, thấp hơn trần quy định

Mặt bằng lãi suất huy động duy trì ổn định đã tạo dư địa để lãi suất cho vay tiếp tục giữ ở mức thấp. Theo thống kê, lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên hiện khoảng 3,9%/năm – thấp hơn mức trần 4%/năm theo quy định của NHNN.

Tổ chức lại hệ thống 14 Chi nhánh Ngân hàng nhà nước khu vực

Nhằm đảm bảo hệ thống vận hành đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với mô hình quản lý hành chính của 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập, Ngân hàng nhà nước đã ban hành 14 Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 14 NHNN Khu vực (trừ NHNN Khu vực 1).

Video