ASM bị bán mạnh sau thông tin lãi ròng quý II giảm 44% còn gần 32 tỷ

CTCP Tập đoàn Sao Mai (HoSE: ASM) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất 6 tháng với lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 47,5 tỷ đồng, giảm mạnh 41% so với cùng kỳ năm 2016.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu ASM bất ngờ có giao dịch khủng hơn 7,3 triệu đơn vị chỉ trong phiên sáng 02/8 và giá giảm 2,76% còn 12.350 đồng/CP. Trong khi bình quân giao dịch của ASM chỉ đạt khoảng 1,5 triệu đơn vị. Diễn biến bất ngờ của cổ phiếu ASM diễn ra sau thông tin về BCTC hợp nhất quý II/2017 được công bố.

Cụ thể, theo báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất quý II/2017, Sao Mai ghi nhận doanh thu thuần tăng đến 110%, đạt 666 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn bất ngờ giảm mạnh 44%, chỉ còn gần 32 tỷ đồng.

Mặc dù doanh thu tăng 110% nhưng giá vốn cũng tăng đột biến 141% đã khiến cho lợi nhuận gộp của ASM chỉ tăng nhẹ 16%, đạt 91,7 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp đã giảm từ 25% cùng kỳ xuống còn 14% trong quý này.

Trong kỳ, các chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí QLDN đều có sự gia tăng mạnh. Cụ thể, chi phí tài chính tăng 13% lên 19,4 tỷ; chi phí bán hàng tăng mạnh 202% lên 19,1 tỷ và chi phí QLDN tăng 129% lên 35 tỷ đồng. Cộng thêm việc phần lãi từ công ty liên doanh liên kết sụt giảm 33% còn 20,4 tỷ đồng đã khiến cho lợi nhuận trước thuế giảm mạnh 43%, chỉ đạt 41,5 tỷ đồng.

Tính lũy kế 6 tháng đầu năm, ASM ghi nhận 984 tỷ doanh thu, tăng trưởng đến 126% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù vậy lợi nhuận sau thuế lại chứng kiến sự sụt giảm mạnh 41%, chỉ đạt 47,5 tỷ đồng.

Về cơ cấu doanh thu, trong 6 tháng đầu năm nay Tập đoàn không còn ghi nhận doanh thu xây dựng nhưng lại ghi nhận doanh thu thành phẩm khác đột biến 489,6 tỷ đồng, các mảng khác đều có sự tăng trưởng.

Kế hoạch kinh doanh 2017 của ASM, doanh thu thuần 1.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 200 tỷ đồng, chia cổ tức 8-10%. Như vậy, qua 6 tháng đầu năm, ASM đã hoàn thành 55% kế hoạch doanh thu nhưng mới chỉ hoàn thành được 24% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Theo Huy Lê - NDH

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video