ASEAN xúc tiến kế hoạch đăng cai FIFA World Cup 2034

Các quan chức thể thao ASEAN, đại diện Liên đoàn Bóng đá ASEAN và các Liên đoàn Bóng đá các nước Đông Nam Á vừa tổ chức cuộc họp đầu tiên của nhóm công tác kỹ thuật trong việc chuẩn bị hồ sơ đăng cai Giải vô địch bóng đá thế giới 2034.
ASEAN xúc tiến kế hoạch đăng cai FIFA World Cup 2034 - Ảnh 1.

Các đại biểu dự cuộc họp trực tuyến - Ảnh: asean.org

Tại cuộc họp theo hình thức trực tuyến vào ngày 22/3, các thành viên cấp cao về thể thao của ASEAN đã thảo luận về quy trình đệ trình hồ sơ đăng cai FIFA World Cup 2034 chung cho các nước ASEAN vào năm 2026, bao gồm các yêu cầu chung, thời gian và vai trò của mỗi quốc gia thành viên đối với Giải vô địch bóng đá thế giới 2034.

Việc ASEAN xin đăng cai FIFA World Cup lần đầu tiên được các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN hẹp và cuộc họp đặc biệt của Hội đồng Điều phối ASEAN vào tháng 1/2011 tại Lombok, Indonesia.

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 34 vào ngày 23/6/2019 tại Bangkok (Thái Lan), các nhà lãnh đạo ASEAN hoan nghênh mong muốn chung của ASEAN trong việc xây dựng một nỗ lực chung để tổ chức World Cup và ủng hộ nỗ lực của các Liên đoàn Bóng đá các nước thành viên ASEAN và Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) để hiện thực hóa mục tiêu này.

Hưởng ứng tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 34, AFF đã bày tỏ ủng hộ sáng kiến cùng vận động đăng cai FIFA World Cup 2034 tại Đông Nam Á.

Trong lịch sử FIFA World Cup, châu Á mới chỉ 1 lần đăng cai thành công giải đấu này vào năm 2002. Khi đó, Hàn Quốc và Nhật Bản, 2 nước Đông Bắc Á là đồng chủ nhà.

Nếu được FIFA chấp thuận thì sau 32 năm (2002-2034), ngày hội lớn nhất của bóng đá thế giới mới quay trở lại châu Á lần thứ 2./.

Theo asean.org

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video