Áp lực thanh khoản đã được giải tỏa

Trong tuần vừa qua, NHNN đã hút ròng hơn 4.800 tỷ đồng qua OMO, lãi suất trên liên ngân hàng cũng hạ nhiệt.

Áp lực thanh khoản đã được giải tỏa

Bộ phận phân tích và tư vấn khách hàng cá nhân thuộc Công ty chứng khoán SSI (SSI Retail Research) vừa công bố báo cáo thị trường tiền tệ trong tuần đến ngày 11/01/2019.

Theo đó, trong tuần qua, NHNN hút ròng 4.803 tỷ đồng qua kênh OMO trong đó lượng bơm ra là 47.853 tỷ đồng và hút vào là 52.656 tỷ đồng với lãi suất mua kỳ hạn giữ nguyên ở mức 4,75%/năm. Kênh tín phiếu tiếp tục không phát sinh giao dịch và số dư tín phiếu hiện duy trì ở mức 0.

Lãi suất trên liên ngân hàng tiếp tục giảm trong tuần, từ mức 4,8% xuống 4,63%/năm đối với kỳ hạn qua đêm, các kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng cũng giảm từ 12-14 điểm cơ bản. Nguyên nhân là do thanh khoản các NHTMNN đã ổn định hơn, NHNN cũng mua vào ngoại tệ cho dự trữ ngoại hối làm tăng thanh khoản tiền đồng. Áp lực thanh khoản được giải tỏa, lãi suất trên liên ngân hàng tuần này sẽ ổn định và có thể giảm nhẹ.

Lãi suất huy động trên thị trường 1 vẫn đi ngang trong mặt bằng đã thiết lập từ cuối năm 2018. 

Trong tuần, 4 NHTM gốc nhà nước đã đồng loạt giảm lãi suất cho vay 0,5% ở 5 lĩnh vực ưu tiên là xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn, SMEs, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ 10/1/2019. Về động thái này, nhóm phân tích nhận xét, việc kỳ vọng tạo ra một làn sóng hạ lãi suất cho vay ở các NHTM khác sau động thái này là không cao, ít nhất là trong giai đoạn từ giờ đến Tết Nguyên Đán vì mặt bằng lãi suất huy động vẫn khó có thể giảm.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video