Áp dụng mô hình chưa từng có, VAMC mua lại hơn 11 tỷ USD nợ xấu

Theo CEO của VAMC, mô hình của công ty là chưa từng có tiền lệ trên thế giới khi xử lý nợ xấu không bằng... tiền.

Đây là thông tin được Ts. Đoàn Văn Thắng, Tổng Giám đốc Công ty quản lý tài sản VAMC cho biết tại Hội thảo Quốc tế về Xử lý nợ xấu tại Việt Nam tổ chức sáng ngày 26/9.

Với chủ đề Giảm thiểu các rủi ro trong ngành ngân hàng và cải thiện sự phát triển của nền kinh tế, cuộc hội thảo tập trung vào 4 chủ đề từ giám sát các khoản nợ xấu đến phương thức xử lý, kinh nghiệm của các quốc gia về xử lý nợ xấu cùng việc phát triển thị trường cho các tài sản xấu.

Chia sẻ về một trong các phương thức xử lý nợ của Việt Nam, Tổng Giám đốc VAMC nhận định đây là mô hình chưa từng có tiền lệ trên thế giới vì xử lý nợ xấu không bằng tiền.

Trước năm 2013, tỷ lệ nợ xấu có nhiều số liệu khác nhau nhưng chắc chắn trên 2 con số. Việc xử lý nợ xấu hết sức thách thức với Chính phủ cũng như NHNN. Thành lập vào 1/10/2013, VAMC đã nhận chuyển nhượng hơn 40% nợ xấu của các tổ chức tín dụng thông qua việc mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt và mua nợ bằng tiền thật theo giá thị trường.

Phương thức thứ hai theo chia sẻ của ông Thắng cũng chỉ mới được áp dung với số lượng và quy mô rất nhỏ. Khoản nợ đầu tiên vừa được VAMC mua thành công trong tháng 8/2017 từ NHTM Bản Việt. Gần 4 năm qua, để đưa tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống về mức dưới 3%, VAMC đã mua một khối lượng nợ xấu rất lớn. Tính đến 31/8/2017, VAMC mua 26.110 khoản nợ xấu từ 16.197 khách hàng với giá trị mua 266.335 tỷ đồng. 2015 là năm VAMC mua lại lượng nợ xấu kỷ lục với dư nợ gốc hơn 100.000 tỷ đồng.

Lũy kế từ 2013 đến 31/8/2017, VAMC đã thực hiện điều chỉnh lãi suất của 127 khách hàng với dư nợ gốc được điều chỉnh là 2.057 tỷ đồng, miễn/giảm lãi/phí cho 714 khách hàng với số tiền miễn giảm 1.399 tỷ đồng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 37 khách hàng (1.110 tỷ đồng).

[caption id="attachment_69647" align="aligncenter" width="700"] Hơn 1.000 khách hàng đã được cơ cấu nợ trong 4 năm qua[/caption]

Lũy kế đến năm 2016, có 139 khoản nợ của 59 khách hàng được bán với giá 7.816 tỷ đồng và bán TSĐB với giá 11.026 tỷ đồng. Công tác thu giữ tài sản đảm bảo ghi dấu ấn trong năm nay khi ngày 21/8,VAMC đã tiến hành thu giữ tài sản đảm bảo là dự án cao ốc Saigon One Tower do Công ty CP Sài gòn One Tower làm chủ đầu tư nhằm mục đích xử lý, thu hồi nợ.

Theo ông Thắng, trong quá trình triển khải hỗ trợ của chính quyền sở tại, Bộ Công an và bản thân khách hàng cũng hỗ trợ. Các công tác tiếp theo sẽ là định giá và đấu giá công khai để thu khoản nợ về cho ngân hàng và VAMC, vị CEO của VAMC cho hay.

[caption id="attachment_69646" align="aligncenter" width="700"] 14.043 tỷ đồng tài sản đảm bảo đã được bán trong gần 4 năm qua[/caption]

Hoạt động thu giữ tài sản đảm bảo được thực hiện không lâu sau khi Nghị quyết 42 có hiệu lực thi hành. Không chỉ vậy, theo ông Thắng, Nghị quyết này còn tạo điều kiện cho thị trường mua bán nợ phát triển hơn khi cho phép VAMC được bán nợ cho cả các tổ chức/ cá nhân có nhu cầu mua nợ thay vì chỉ được bán cho DATC và các công ty quản lý nợ và tài sản (AMC) khác.

Điều này sẽ giúp tạo thêm thị trường khi thu hút thêm nhiều nhà đầu tư tham gia. Ông Thắng cho rằng hiện đang thiếu khá nhiều nguồn lực, đặc biệt là vốn.

"Giả định có vốn từ nước ngoài nhiều hơn và hoạt động mua bán nợ của nhà đầu tư được linh hoạt hơn thì xử lý nợ xấu sẽ tốt hơn", CEO của VAMC cho hay.

Cùng đó, theo ông Thắng, VAMC cần được hỗ trợ về hệ thống công nghệ thông tin để kết nối với các TCTD ở Việt Nam theo dõi các khoản nợ và tài sản đảm bảo. Đồng thời, VAMC cũng cần sự hỗ trợ từ các tổ chức tư vấn khi hiện nay đang triển khai mua nợ bằng tiền thật nên cần kinh nghiệm về mua nợ và quản lý khoản nợ.

Theo Thanh Thủy - NDH

Tags:

Nam A Bank nhận cú đúp giải thưởng quốc tế

Ngày 3/7, tại Singapore, Nam A Bank được tạp chí Asian Banking & Finance trao tặng giải thưởng Thẻ Tín dụng Sáng tạo của năm 2025 (Credit Card Initiative Of The Year 2025) và Ứng dụng Di động & Thanh toán Sáng tạo của năm 2025 (Mobile Banking & Payment Initiative Of The Year 2025). Đây là năm thứ ba liên tiếp Nam A Bank vinh dự nhận được giải thưởng từ Tạp chí này.

Dòng tín dụng đang chảy mạnh vào khu vực kinh tế tư nhân

Số liệu thống kê cho thấy, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp gần 50% GDP, hơn 30% thu ngân sách, tạo ra hơn 40 triệu việc làm và chiếm khoảng 85% tổng số lao động trong nền kinh tế. Với vai trò quan trọng đó, Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân ra đời như một bước ngoặt, đột phá trong tư duy và hoạch định chính sách phát triển kinh tế, là sự khẳng định của Đảng về vai trò then chốt, động lực quan trọng hàng đầu của khu vực kinh tế tư nhân trong tiến trình phát triển đất nước. aa Zalo

Bảo mật an toàn thông tin: Yếu tố then chốt cho ngành tài chính - ngân hàng trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh công nghệ AI, blockchain đóng vai trò quan trọng đối với ngành tài chính, ngân hàng nhưng đang bị “lợi dụng” để tấn công vào tài khoản người dùng. Vì vậy, việc đầu tư cho hệ sinh thái bảo mật thông minh, tích hợp, có khả năng phát hiện sớm và phản ứng nhanh là điều không thể thiếu nếu muốn đảm bảo an toàn thông tin và duy trì hoạt động ổn định trong kỷ nguyên số. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Thời báo ngân hàng có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Gia Đức – Giám đốc Fortinet Việt Nam. aa Zalo

Lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên giữ ở 3,9%/năm, thấp hơn trần quy định

Mặt bằng lãi suất huy động duy trì ổn định đã tạo dư địa để lãi suất cho vay tiếp tục giữ ở mức thấp. Theo thống kê, lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên hiện khoảng 3,9%/năm – thấp hơn mức trần 4%/năm theo quy định của NHNN.

Video