America LLC muốn chào mua 25% vốn TPS với giá 14.600 đồng/cp

Giá cổ phiếu TPS đã tăng hơn 91% trong 1 quý qua, hiện đứng ở 24.500 đồng/cp.

America LLC vừa có thông báo điều chỉnh một số thông tin của Hồ sơ đăng ký chào mua công khai đối với cổ phiếu TPS của CTCP Bến bãi Vận tải Sài Gòn.

Theo đó, America LLC dự kiến thực hiện chào mua 400 nghìn cổ phần TPS, tương đương với 25% số lượng cổ phần đang lưu hành. Việc chào mua sẽ được thực hiện dựa trên nguyên tắc đảm bảo tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại TPS không vượt quá 49%. Trước đó, America LLC đã sở hữu 17.500 cp TPS, ứng với tỷ lệ 1,1% vốn.

Giá chào mua công khai là 14.600 đồng/cp được tính toán theo các nguyên tắc tại Điều 48- Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012. Theo đó, ngày 05/09/2017 là ngày giao dịch không hưởng quyền của đợt chào bán ra công chúng, giá tham chiếu điều chỉnh bình quân 30 phiên trước đó 14.530 đồng, giá chào mua đề xuất là 14.600 đồng/cp.

Mục đích chào mua là nhằm tăng tỷ lệ sở hữu tại TPS, đồng thời tối đa hóa hiệu quả đầu tư và tối đa hóa lợi ích khi là cổ đông lớn tại TPS. Nguồn vốn thực hiện chào mua từ vốn kinh doanh.

Thời điểm đăng ký chào mua công khai và thời hạn dự kiến hoàn tất việc chào mua từ ngày 08/09 đến 13/11/2017.

Về America LLC, tổ chức này có trụ sở tại Charlestown, Nevis với vốn điều lệ là 10 triệu USD, tương đương 10 triệu cổ phần đang lưu hành. Ngành nghề kinh doanh chính là đầu tư tài chính. Tổng lượng tiền mặt mà quỹ này có thể tiếp tục đầu tư tại Việt Nam là 3 triệu USD.

Trước đó, TPS đã thông báo chào bán 3,4 triệu cổ phần ra công chúng với giá 10.000 đồng/cp, tỷ lệ thực hiện 1:2,125. Tổng số tiền dự kiến thu được là 34 tỷ đồng để thực hiện dự án Đầu tư nâng cấp bến xe An Sương giai đoạn 1. Vốn điều lệ dự kiến cũng tăng từ 16 tỷ lên 50 tỷ đồng.

Theo Huy Lê - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video