ACB "để mắt" tới công ty tài chính PTFinance?

Đầu tháng 8/2016, HĐQT của Ngân hàng Á Châu từng lên phương án mua lại công ty tài chính MTV Bưu điện. Tuy nhiên, như những thương vụ M&A trước đó, từ khi phương án được trình rồi phê duyệt và sau đó tới quá trình mua lại là công việc tốn không ít thời gian.

Báo cáo quản trị năm 2016 của Ngân hàng TMCP Á Châu (mã ACB-HNX) mới đây cho biết HĐQT ACB đã họp về phương án mua lại công ty tài chính vào ngày 4/8/2016. Đối tượng mà nhà băng này nhắm tới là công ty tài chính TNHH MTV Bưu điện (PTFinance).

Công ty tài chính TNHH MTV Bưu điện là một trong những công ty tài chính đầu tiên của Việt Nam với giấy phép được thành lập vào tháng 10/1998. Vốn điều lệ của công ty tài chính này hiện là 500 tỷ đồng do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Theo báo cáo cập nhật mới nhất, lũy kế 6 tháng đầu năm 2016, PTFinance kinh doanh có lãi dù con số lợi nhuận chỉ khiêm tốn 2,79 tỷ đồng. Tổng tài sản đến cuối quý II/21016 đạt 384 tỷ đồng, trong đó phần lớn tài sản hiện đang nằm trong các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (260,4 tỷ đồng).

Các thương vụ hợp nhất giữa ngân hàng và công ty tài chính liên tục được thực hiện trong các năm gần đây. Mới đây nhất, SHB đã hoàn tất M&A công ty tài chính Vinaconex - Viettel (VFF) sau hai năm theo đuổi thương vụ này. Nhiều ngân hàng khác trước đó đã thực hiện mua lại công ty tài chính. Hiệu quả kinh doanh đã tăng đáng kể sau đó. Với việc mua lại các công ty tài chính, ngân hàng có thể tham gia vào lĩnh vực cho vay tín chấp dù rủi ro cao nhưng tỷ suất lợi nhuận cao hơn nhiều so với cho vay thông thường.

Trả lời phỏng vấn Forbes đầu tháng 1/2017, Chủ tịch HĐQT ACB, ông Trần Hùng Huy, cho biết ACB đã từng nghiên cứu mua lại công ty tài chính cá nhân phát triển sản phẩm cho vay tín chấp. Tuy nhiên, vị thuyền trưởng trẻ tuổi của nhà băng này cho biết hiện ACB vẫn đứng ngoài mảng hoạt động màu mỡ này do lo ngại phát sinh nợ xấu. Phương án mua lại công ty tài chính trình vào tháng 8/2016 nhưng chưa rõ quyết tâm của ACB khi tham gia vào thương vụ này tới đâu. Như những thương vụ M&A trước đó, quá trình từ khi phương án được trình rồi phê duyệt, mua lại, có được sự chấp thuận của NHNN,... là công việc tốn không ít thời gian.

Hiện ngân hàng Á Châu vẫn chưa công bố báo cáo tài chính năm 2016. Tuy nhiên, theo Forbes, năm 2016, ACB thu về 3.800 tỷ đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh lõi. Sau khi trích lập dự phòng lợi nhuận đạt khoảng 1.600 tỷ đồng.

Theo Thanh Thủy - NDH

Tags:

Tự hào, thiêng liêng Lễ thượng cờ A Pa Chải - cực Tây tổ quốc

Ngày 7/5/2025, Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên phối hợp cùng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên và Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á (Nam A Bank) tổ chức Lễ thượng cờ và gắn biển công trình Cột cờ A Pa Chải tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé. Đây là sự kiện đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 71 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2025) - cột mốc chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Chìa khóa mở rộng và đa dạng thị trường xuất khẩu

Vừa qua, tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo trực tuyến “Chìa khóa mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu”, thu hút đông đảo khách hàng doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế, thương mại quốc tế tham gia.

Video