ABBank báo lãi gần 1.230 tỷ đồng trong năm 2019, tổng tài sản vượt 100 nghìn tỷ

Mặc dù 9 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng âm nhưng hết năm 2019 ABBank vẫn đạt mức tăng trưởng 10%, huy động vốn tăng 16% và lợi nhuận vượt kế hoạch.

ABBank báo lãi gần 1.230 tỷ đồng trong năm 2019, tổng tài sản vượt 100 nghìn tỷ

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) vừa có thông tin về kết quả hoạt động năm 2019. 

Theo đó, tính đến hết 31/12/2019, tổng tài sản của ABBank đã vượt mốc 100.000 tỷ, đạt 102.550 tỷ đồng, tăng 14% so với cuối năm 2018. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.229 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2018.

Huy động từ khách hàng đạt 74.786 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ 2018. Dư nơ tín dụng tăng trưởng 10% so với năm 2018, đạt mức 63.028 tỷ đồng; đặc biệt, tăng trưởng cho vay khách hàng cá nhân và cho vay khách hàng SMEs – hai nhóm khách hàng mục tiêu của ABBANK đều có sự bứt phá, lần lượt tăng 12% và 26% so với cuối năm 2018. Thu nhập từ lãi đạt 2.437 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ 2018.

Nợ xấu trên tổng dư nợ dưới 2%, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản RoA đạt 1,4%; tỷ suất sinh lời trên vốn RoE đạt 17% còn hệ số an toàn vốn CAR theo chuẩn mới đạt 10,5%.

Chia sẻ về kết quả hoạt động năm 2019, ông Phạm Duy Hiếu, quyền Tổng giám đốc ABBank cho biết, bên cạnh việc đảm bảo hiệu quả hoạt động và tăng trưởng kinh doanh, năm 2019 còn là một năm với nhiều sự kiện lớn trong định hướng xây dựng thương hiệu của ngân hàng như: nâng cao năng lực quản trị với Dự án Basel; số hóa hoạt động ngân hàng; hướng hình ảnh của ngân hàng đến gần hơn với nhóm khách hàng gia đình; tinh chỉnh bộ nhận diện thương hiệu theo phong cách trẻ trung, hiện đại …

Đặc biệt, việc chính thức đưa vào áp dụng Hệ thống tính toán tài sản có rủi ro (RWA) theo Thông tư 41 của NHNN vào đầu tháng 12/2019 được đánh giá là bước đi mang tính chiến lược giúp ABBank nâng cao hiệu quả lợi nhuận và năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng, đồng thời tạo nền tảng quan trọng cho toàn bộ quá trình phát triển hoạt động kinh doanh và thúc đẩy lộ trình triển khai Basel II của ngân hàng này.

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video