ABBank báo lãi 362 tỷ đồng trong quý 1, dự kiến tổ chức ĐHCĐ 2020 trong tháng 6

Cả tín dụng lẫn huy động vốn của ABBank trong 3 tháng đầu năm nay đều tăng trưởng âm so với cuối năm 2019.

ABBank báo lãi 362 tỷ đồng trong quý 1, dự kiến tổ chức ĐHCĐ 2020 trong tháng 6

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2020.

Theo đó, cuối tháng 3/2020 ngân hàng có huy động từ khách hàng đạt 71.635 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2019 và giảm 4% so với đầu năm; Dư nợ tín dụng đạt 59.205 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ 2019, giảm 6% so với đầu năm.

Riêng về tín dụng, ngân hàng cho biết dư nợ của nhóm khách hàng cá nhân ghi nhận mức tăng 16% so với cùng kỳ 2019, đạt 24.852 tỷ đồng; dư nợ nhóm khách hàng SMEs tăng nhẹ so với đầu năm, đạt 12.459 tỷ đồng, tương đương tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Tỷ lệ nợ xấu của ABBank được kiểm soát ở mức 2% tổng dư nợ, đảm bảo đúng quy định an toàn của Ngân hàng Nhà nước.

Mới đây ABBank đã có sự thay đổi nhân sự cấp cao khi ông Phạm Duy Hiếu - Quyền Tổng giám đốc ngân hàng- xin từ nhiệm vì lý do cá nhân. ABBank đã bổ nhiệm ông Lê Hải làm Quyền Tổng giám đốc thay cho ông Phạm Duy Hiếu. Trước khi gia nhập ABBank, ông Lê Hải là Phó Tổng giám đốc MBBank, có thế mạnh trong mảng SME.

Nói về kết quả kinh doanh quý 1, ông Lê Hải, Quyền Tổng giám đốc cho biết, ngân hàng bị tác động bởi tình hình dịch bệnh Covid -19, tuy nhiên kết quả này vẫn có sự tăng trưởng và khả quan trong bối cảnh nền kinh tế trong nước cũng như thế giới gặp nhiều khó khăn. Chiến lược kinh doanh trọng yếu của ABBank trong thời gian tới sẽ có sự điều chỉnh linh hoạt nhằm ứng phó với áp lực nhưng vẫn duy trì các khẩu vị quản lý rủi ro để đảm bảo hoạt động an toàn, ổn định và bền vững. 

Cũng theo ông Hải, do tình hình dịch bệnh, kế hoạch tổ chức Đại hội cổ đông thường niên của ABBank tạm thời bị hoãn. Ngân hàng dự kiến sẽ tiến hành ĐHCĐ trong tháng 6/2020 theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và công bố các chiến lược kinh doanh trọng yếu trong giai đoạn mới.

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video