A.M.Best xếp hạng năng lực tài chính B+ đối với BIC

A.M.Best, tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới vừa công bố kết quả tái định hạng tín nhiệm năm 2017 của Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC). 

Theo đó, A.M.Best xếp hạng năng lực tài chính của BIC là B+ (Tốt), xếp hạng năng lực tổ chức phát hành là bbb-, triển vọng nâng hạng là Tích cực.

Theo A.M.Best, kết quả định hạng này phản ánh kết quả hoạt động tốt cũng như năng lực vốn hóa dựa trên rủi ro ngày càng được tăng cường của BIC. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm của BIC cũng tương đối khả quan so với các doanh nghiệp cùng ngành, đặc biệt, tỷ lệ bồi thường được duy trì ở mức hợp lý.

Danh mục đầu tư của BIC cũng được duy trì theo hướng thận trọng, an toàn, đem lại cho BIC nguồn thu nhập ổn định, đóng góp đáng kể vào kết quả hoạt động chung.

Bên cạnh đó, sự hỗ trợ tích cực của Ngân hàng mẹ BIDV trong việc phát triển thương hiệu, mở rộng mạng lưới, nền tảng khách hàng hay cổ đông lớn thứ 2 FairFax Asia Limited trong công tác phát triển sản phẩm mới và đầu tư cũng là những yếu tố quan trọng tạo nên những kết quả kinh doanh tốt của BIC.

Ông Trần Hoài An - Tổng Giám đốc BIC cho biết, kết quả tái định hạng tín nhiệm từ A.M.Best đã tiếp tục khẳng định những kết quả tích cực trong hoạt động kinh doanh của BIC, bởi việc duy trì kết quả định hạng tín nhiệm cũng không phải là một nhiệm vụ dễ dàng đối với mỗi doanh nghiệp bảo hiểm. Để duy trì kết quả xếp hạng cũng như tăng hạng, các doanh nghiệp bảo hiểm phải duy trì, nâng cao biên khả năng thanh toán, tăng vốn chủ sở hữu hàng năm, trong khi áp lực từ phía các cổ đông về việc chia cổ tức cao là rất lớn.

Trong thời gian tới, BIC sẽ tiếp tục tập trung vào việc cơ cấu lại sản phẩm, kiểm soát các chi phí hoạt động, chi phí bồi thường và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phấn đấu nâng cao mức định hạng ngay trong năm 2018.

Ngọc Lan

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video