9 tháng đầu năm, bảo hiểm nhân thọ tăng trưởng hơn 30%, chứng khoán lập kỷ lục vốn hóa

Doanh thu phí bảo hiểm tăng 21,6%, ước đạt 75.231 tỷ đồng. Đầu tư trở lại nền kinh tế của ngành bảo hiểm ước đạt 10,2 tỷ USD, chủ yếu từ doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

Bảo hiểm nhân thọ tăng trưởng hơn 30%, chứng khoán lập kỷ lục vốn hóa

Theo báo cáo của Bộ Tài chính tại buổi Họp báo thường kỳ quý III/2017, lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 75.231 tỷ đồng, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2016. Doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 30.167 tỷ đồng, tăng 12,2% cùng kỳ. Lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ ước tính mang về 45.064 tỷ đồng doanh thu, tăng 31%.

Đầu tư trở lại nền kinh tế của ngành bảo hiểm ước đạt 231.306 tỷ đồng, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 36.337 tỷ đồng. Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 194.969 tỷ đồng.

Chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 21.192 tỷ đồng, trong đó các DNBH phi nhân thọ ước đạt 10.338 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ ước đạt 10.854 tỷ đồng.

Đối với thị trường chứng khoán, tính đến 22/9/2017, mức vốn hóa thị trường đạt 2.738 nghìn tỷ đồng, tăng 3,6% so với cuối tháng trước, tăng 40,6% so với cuối năm 2016, tương đương 60,8% GDP , mức cao nhất từ khi thị trường mở cửa. Chỉ số VN-Index ghi nhận mức cao nhất gần 10 năm trở lại đây, đạt 807,13 điểm, tăng 21,4% so với cuối năm 2016. Chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 106,52 điểm, tăng 33% so với cuối năm 2016.

Thị trường chứng khoán sôi động trong 9 tháng đầu năm. Về quy mô giao dịch, tổng giá trị giao dịch bình quân phiên tính chung 9 tháng đầu năm đạt 13.184 tỷ đồng, tăng 39% so với bình quân cả năm trước.

Loạt đề án chính sách đang hoàn thiện

Trong lĩnh vực bảo hiểm, Bộ Tài chính tiếp tục triển khai xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách. Cụ thể, Bộ đang tiếp tục tổng hợp ý kiến để hoàn thiện hồ sơ xây dựng Nghị định về bảo hiểm nông nghiệp; hoàn thiện dự thảo Nghị định về bảo hiểm vi mô và trình Chính phủ ban hành Nghị định này trong năm 2018. Bộ Tài chính cũng tổ chức họp Tổ nghiên cứu phục vụ việc xây dựng Dự thảo Luật kinh doanh bảo hiểm.

Bộ Tài chính cũng đang tiếp thu, giải trình ý kiến các thành viên để hoàn thiện đối với dự thảo Nghị định về cơ chế tài chính đặc thù của các Sở GDCK, TTLKCK và Công ty xổ số. Đồng thời, dự thảo Nghị định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ cũng đang tổng hợp ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp để trình Chính phủ.

Bộ Tài chính đã trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản về chế độ tài chính đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại TCTD do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và các TCTD có vốn Nhà nước.

Bộ cũng đã trình về việc thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã và ban hành Quy chế hoạt động bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã cùng Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Theo Thanh Thủy - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video