6 tháng lãi 6 tỷ, G20 dự chi 100 tỷ đồng mua cổ phần công ty cùng ngành

G20 dự kiến dành 100 tỷ đồng để mua cổ phần, vốn góp của các doanh nghiệp trong ngành với mục đích mở rộng thị trường, nâng cao năm lực sản xuất sản phẩm dệt, may, chăn ga gối điệm.

Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may G.HOME (HNX: G20) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II năm 2016 với doanh thu đạt xấp xỉ 71 tỷ đồng tăng nhẹ 6.4% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận sau thuế xấp xỉ 4 tỷ đồng, tương dương cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, hoạt động kinh doanh của G20 không có nhiều thay đổi so với cùng kỳ năm trước với doanh thu 137 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp của G20 đạt mức 12%, lợi nhuận sau thuế đạt 6 tỷ đồng.

Mới đây, hội đồng quản trị G20 cũng vừa công bố nghị quyết về việc điều chỉnh phương án huy động vốn thu được từ đợt phát hành tăng vốn từ 144 tỷ đồng lên 288 tỷ đồng.

Theo đó, G20 dự kiến sẽ dùng 24 tỷ đồng để bổ sung vốn hoàn thành xây dựng nhà xưởng 8.000m2, 20 tỷ đồng dùng để mua dây chuyền sản xuất vải không đệt.

Ngoài ra, ban lãnh đạo G20 cũng dự kiến dành 100 tỷ đồng để mua cổ phần, vốn góp của các doanh nghiệp trong ngành với mục đích mở rộng thị trường, nâng cao năm lực sản xuất sản phẩm dệt, may, chăn ga gối điệm. Theo đó, các doanh nghiệp được mua dựa theo tiêu chí hoạt động có lãi,có quy mô tài sản 100 tỷ đồng trở lên, doanh thu từ 200 tỷ đồng trở lên, hoạt động ở Miền Nam và có thời gian từ năm 5 năm trở lên.

Được biết, công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may G.HOME được thành lập tháng 4 năm 2010 và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sản xuất các sản phẩm bông tấm và chăn ga gối đệm trong cả nước với thương hiệu chủ lực là Everhome. Theo báo cáo tài chính hợp nhất, G20 có 1 công ty con là công ty cổ phần Texnam tại Cụm công nghiệp Lâm Thao, Phú Thọ và một công ty liên kết là Công ty TNHH Golden Vtec tại KCN Hải Sơn, Long An.

Theo NDH

 
Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video