4 điểm nhấn kinh tế thế giới năm 2019

Kinh tế thế giới năm 2018 đối mặt nhiều vấn đề từ tranh chấp thương mại cho đến bùng nổ nợ toàn cầu và biến động thị trường chứng khoán. Giới chuyên gia dự báo 2019 cũng sẽ là năm đầy thử thách, với sự phân kỳ chính sách và tình hình riêng từng khu vực sẽ tạo thành bức tranh kinh tế đa sắc.

Theo Bloomberg, những người bi quan cho rằng các thị trường tín dụng, chiến tranh thương mại kéo dài và sự thiếu chắc chắn về mặt chính trị sẽ “hãm phanh” tăng trưởng, thử thách kinh tế thế giới. Ngược lại, nhiều nhà quan sát lạc quan tin rằng nhu cầu toàn cầu vững chắc và tình hình lạm phát được kiểm soát sẽ giúp kinh tế thế giới đứng vững cả năm.

Dưới đây là cụ thể tình hình và dự báo về bốn trong số nhiều điểm đáng chú ý trong bức tranh kinh tế toàn cầu 2019.

Tăng trưởng kinh tế thế giới

Năm 2018, khi kinh tế Mỹ tăng tốc nhờ kích thích tài khóa được ban hành đầu năm, nền kinh tế của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), Anh, Nhật Bản và Trung Quốc lại có dấu hiệu giảm tốc. Khác biệt giữa các khu vực tiếp tục tồn tại trong năm nay song nhìn chung, tăng trưởng chung toàn cầu có xu hướng giảm dần.

Hãng IHS Markit dự báo tăng trưởng thế giới giảm từ 3,2% năm 2018 xuống 3,1% năm 2019, tiếp tục hạ tốc trong vài năm tới. Ngân hàng UBS cho rằng số liệu đạt 3,6% năm nay vì nhiều nền kinh tế lớn đối mặt chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng trưởng doanh thu yếu hơn và hàng loạt biến động chính trị. Điểm tích cực là ngân hàng đầu tư Thụy Sĩ tin rằng một cuộc khủng hoảng kinh tế dường như không thể xảy ra trong năm 2019.

Cụ thể, tình hình tăng trưởng từng nước và khu vực có nhiều khác biệt. Trong khi Mỹ được dự báo là sẽ tiếp tục tích cực ở mức 2,6%, châu Âu bị cho là sẽ không ngừng giảm sau khi đạt đỉnh vào nửa cuối năm 2017. Sự biến đổi chính trị trong đó có Brexit (hay Anh rời Liên minh châu Âu), thách thức đối với chính phủ của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và việc Thủ tướng Đức Angela Merkel về hưu ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý thị trường và doanh nghiệp. Tăng trưởng Trung Quốc, Nhật Bản và nhóm các thị trường mới nổi như Brazil, Ấn Độ, Nga và Nam Phi được dự báo là yếu hoặc giảm đi.

Thị trường chứng khoán và chiến tranh thương mại

Nửa cuối năm 2018, giá cổ phiếu nhiều nơi lao dốc vì lo ngại kinh tế thế giới chậm lại và tốc độ thắt chặt chính sách của nhiều ngân hàng trung ương. Các chỉ số chứng khoán Mỹ kết năm tệ nhất kể từ 2008, trong khi chỉ số Stoxx 600 của châu Âu kết năm tệ nhất trong một thập niên. Trung Quốc thậm chí còn có mặt trong danh sách các thị trường chứng khoán lao dốc mạnh nhất thế giới năm qua với mức giảm 28,64%.

Về chiến tranh thương mại, giới chuyên gia nhận định căng thẳng có thể diễn ra sâu sắc hơn, vượt ngoài phạm vi thương mại và giới đầu tư nên chuẩn bị tinh thần cho tình huống quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Nếu Mỹ và Trung Quốc đạt thỏa thuận thương mại hoặc thỏa thuận về các điều khoản giúp Trung Quốc mở cửa thị trường, ứng xử công bằng với doanh nghiệp ngoại nhằm chấm dứt căng thẳng, tình hình thị trường chứng khoán nhiều nơi có thể khởi sắc vì tháo gỡ được một mối lo.  

Chính sách tiền tệ thắt chặt

Một trong các thách thức lớn nhất với kinh tế toàn cầu là kỷ nguyên mới của chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn. Hậu khủng hoảng tài chính năm 2018, ngân hàng trung ương Mỹ, Anh, Eurozone, Nhật Bản và nhiều nơi khác tung hỗn hợp lãi suất thấp cùng nhiều chương trình kích thích tiền tệ mở rộng được gọi là “nới lỏng định lượng” (QE). QE về cơ bản là chương trình mua tài sản quy mô lớn nhằm tăng chi tiêu trong nền kinh tế.

Bất chấp công cụ trên có hiệu quả trong việc tái ổn định hệ thống tài chính, các ngân hàng trung ương hiện nóng lòng “bình thường hóa chính sách”. Mỹ đã dừng chương trình QE và tăng lãi suất bốn lần trong năm 2018, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) xác nhận cuối tháng 12.2018 rằng QE kết thúc trong năm qua, với số lượng trái phiếu mua vào giảm từ 15 tỉ EUR, tương đương 17 tỉ USD, xuống 0. Theo Ngân hàng UBS, 2019 sẽ là năm đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, bảng cân đối của nhiều ngân hàng trung ương sẽ kết năm hẹp hơn so với đầu năm.

Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (FED), ngân hàng trung ương đã kéo lãi suất chuẩn lên 2,5% tính đến cuối năm ngoái, được dự báo nâng lãi suất ba lần trong năm nay, thêm 100 điểm cơ bản cho lãi suất chuẩn Mỹ để kết năm ở mức 3,5%. Các ngân hàng trung ương khác gồm Anh, Canada và một số nước mới nổi như Brazil, Ấn Độ và Nga cũng được kỳ vọng nâng lãi suất. Ngược lại, ECB và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) có thể không hành động cho đến lần lượt đầu năm 2020 và năm 2021, còn Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) nhiều khả năng đi theo hướng ngược lại, tung kích thích khiêm tốn vì lo ngại tăng trưởng yếu.

Nợ toàn cầu và suy thoái kinh tế

Citigroup lưu ý rằng nợ thế giới hiện cao hơn gấp ba lần so với cách đây 20 năm, chủ yếu vì các khoản vay của doanh nghiệp và chính phủ. Điều này làm dấy lên mối lo ngại về một cuộc khủng hoảng nợ không xa. Dù vậy, tỉ phú sáng lập hãng đầu tư Bridgewater Associates, ông Ray Dalio, chia sẻ trên kênh Bloomberg rằng cuộc khủng hoảng kế tiếp sẽ “nghiêng về khủng hoảng đô la Mỹ hơn là khủng hoảng nợ, và là cuộc khủng hoảng chính trị, xã hội”. Nhà quản lý một trong các quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới có góc nhìn tiêu cực khi dự báo Mỹ sẽ bước vào suy thoái trong hai năm kế tiếp.

Chính sách tiền tệ còn tập trung nhiều hơn sự chú ý của thị trường vào khả năng trả nợ. Một số chính phủ và doanh nghiệp ở các nền kinh tế tiên tiến và thị trường mới nổi rất dễ vướng rủi ro khủng hoảng nợ quốc gia, với điểm nóng tiềm năng bao gồm đòn bẩy của doanh nghiệp Trung Quốc, Mỹ và nợ chính phủ Ý. Gánh nợ cao trong bối cảnh lãi suất tăng cũng sẽ là rủi ro đáng kể cho các hộ gia đình. Đơn cử ở Úc, tỷ lệ nợ hộ gia đình trên thu nhập có thể chi tiêu tăng lên 191%, theo Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA).

Thu Thảo

Bắc Ninh thu hút gần 2 tỷ USD vốn FDI trong quý 1/2025

Sáng 31/3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 doanh nghiệp và 1 doanh nghiệp thỏa thuận đầu tư mở rộng dự án với tổng số vốn gần 1,1 tỷ USD.

Thu hút đầu tư nước ngoài khởi sắc

Không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ba tháng đầu năm 2025, hai tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam và thành phố Hải Phòng tiếp tục thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Video