17 ngân hàng tuyên bố miễn, giảm phí chuyển tiền liên ngân hàng kể từ 25/2

Có 10 ngân hàng áp dụng miễn phí, 4 ngân hàng chỉ áp dụng phí 2.000 đồng/giao dịch cho các khoản chuyển tiền nhỏ...

17 ngân hàng tuyên bố miễn, giảm phí chuyển tiền liên ngân hàng kể từ 25/2

Hưởng ứng chương trình miễn giảm phí dịch vụ chuyển mạch của NHNN, từ ngày 25/2/2020, khách hàng của 17 ngân hàng thương mại sẽ được hưởng chính sách miễn phí dịch vụ với mức thu bằng 0 đồng hoặc giảm phí lên đến 90% mức thu cũ, khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7 qua NAPAS có giá trị từ 500.000 đồng trở xuống.

Theo đó, trong giai đoạn đầu kể từ ngày 25/02/2020, 10 ngân hàng gồm Techcombank, MB, VietCapital Bank, VPBank, TPBank, OCB, PVcombank, SeABank, CIMB và UOB áp dụng chính sách miễn phí cho khách hàng khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7 có giá trị từ 500.000 đồng trở xuống. Bốn ngân hàng gồm BIDV, Kienlongbank, Saigonbank và Coopbank áp dụng mức thu phí tối đa 2.000 đồng/giao dịch.

Các ngân hàng khác đưa ra các chính sách phí khác nhau tùy thuộc đối tượng khách hàng và kênh giao dịch. Cụ thể, Vietcombank áp dụng chính sách giảm từ  7.700 đồng/giao dịch xuống còn 5.500 đồng/giao dịch trên tất cả các kênh. Trong khi đó, trên kênh giao dịch điện tử gồm internet banking và mobile banking, Eximbank áp dụng chính sách miễn phí cho các giao dịch chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7, Sacombank áp dụng chính sách giảm phí thu của khách hàng từ 12.000 đồng/giao dịch xuống còn 10.000 đồng/giao dịch. Trên kênh quầy, Eximbank dự kiến thu 8.800 đồng/giao dịch (mức phí cũ hiện đang thu là 0.03% giá trị giao dịch, tối thiểu 10.000 và tối đa 90.000/giao dịch). Sacombank áp dụng mức thu 2.500 đồng/giao dịch khi thực hiện trên ứng dụng Sacombank Pay.

Trong thời gian tới, theo chỉ đạo của NHNN, thị trường dự kiến sẽ có thêm các ngân hàng tiếp tục đồng hành cùng NAPAS triển khai các chương trình miễn, giảm phí dịch vụ, thể hiện nỗ lực và cam kết của toàn hệ thống ngân hàng nhằm chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng và khách hàng, hạn chế người dân tiếp xúc với tiền mặt có nguy cơ lây nhiễm đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Để ttriển khai chỉ đạo của NHNN về việc giảm phí cho các giao dịch chuyển khoản liên ngân hàng có giá trị nhỏ, NAPAS đề nghị các ngân hàng (i) miễn phí/không thu phí dịch vụ đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ công, công ích đến hết ngày 31/12/2020; (ii) triển khai chương trình giảm phí dịch vụ chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7 với 3 phương án gồm: thực hiện miễn thu phí khách hàng; giảm thu phí khách hàng với mức thu tối đa 2.000 đồng/giao dịch; giảm thu phí khách hàng tương đương mức giảm của NAPAS từ 25/2/2020.

Tính từ 01/02/2020 đến 24/02/2020, số lượng giao dịch chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7 qua NAPAS đã tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ sau tết Kỷ Hợi. Số liệu thống kê cho thấy, hệ thống Ngân hàng và NAPAS đã hỗ trợ hiệu quả cho nhu cầu thanh toán các giao dịch giá trị nhỏ bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt cho người dân trong dịch bệnh Covid-19. 

Ngày 14/2/2020, NAPAS đã phát đi thông cáo báo chí công bố chính thức triển khai chương trình: (i) miễn phí chuyển mạch đối với các giao dịch thanh toán trực truyến (online) gồm các giao dịch thanh toán dịch vụ công thực hiện trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của các bộ, ngành, địa phương đến 31/12/2020; (ii) giảm 72% phí chuyển mạch các giao dịch chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7 đối với các giao dịch có giá trị nhỏ từ 500.000 đồng trở xuống, mức giảm từ 1.800 đồng/giao dịch xuống còn 500 đồng/giao dịch từ ngày 25/2/2020.

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video