11 năm sau vụ sữa nhiễm melamin gây chấn động, 1 doanh nhân Trung Quốc vừa trở thành tỷ phú nhờ sữa công thức cho trẻ em

Ngành sữa Trung Quốc đã gặp phải 1 cú sốc năm 2008, khi những lon sữa bị nhiễm melamine khiến 6 trẻ thiệt mạng và gần 300.000 trẻ khác bị ảnh hưởng,. Hơn 50.000 bé phải nhập viện.

11 năm sau vụ sữa nhiễm melamin gây chấn động, 1 doanh nhân Trung Quốc vừa trở thành tỷ phú nhờ sữa công thức cho trẻ em

Hơn 1 thập kỷ sau khi Trung Quốc rúng động vì vụ bê bối sữa công thức nhiễm độc, đất nước đông dân nhất thế giới đang tìm cách giảm phụ thuộc vào sữa nhập khẩu với 1 kế hoạch nhằm thúc đẩy sản lượng trong nước.

Trong bối cảnh đó, China Feihe, công ty sản xuất sữa trẻ em lớn nhất Trung Quốc, đang nổi lên là bên được lợi nhiều nhất. Và CEO Leng Youbin sắp trở thành tỷ phú khi công ty của ông IPO trên sàn chứng khoán Hồng Kông.

China Feihe đã bán ra 893,3 triệu cổ phần tại mức giá 7,5 HKD, tương đương mức giá trị vốn hóa 8,5 tỷ USD. Leng nắm giữ 48% cổ phần, do đó ông sẽ có tài sản ròng trị giá hơn 4 tỷ USD, theo tính toán của Bloomberg.

Trong 2 năm kết thúc vào năm 2018, thị phần của Feide đã tăng hơn gấp đôi, lên 7,3% và trở thành thương hiệu sữa công thức nội địa bán chạy nhất. Công ty có trụ sở ở Bắc Kinh báo cáo doanh thu 1,5 tỷ USD, trong đó sữa công thức cao cấp cho trẻ sơ sinh đóng góp 64%.

Ngành sữa Trung Quốc đã gặp phải 1 cú sốc năm 2008, khi những lon sữa bị nhiễm melamine khiến 6 trẻ thiệt mạng và gần 300.000 trẻ khác bị ảnh hưởng,. Hơn 50.000 bé phải nhập viện.

Đã hơn chục năm trôi qua nhưng vụ bê bối này vẫn là 1 nỗi ám ảnh, khiến người tiêu dùng Trung Quốc luôn tìm đến các sản phẩm ngoại nhập. Gửi sữa bột trẻ em về Trung Quốc thậm chí đã trở thành 1 ngành kinh doanh phát đạt ở Úc.

Ngoài thuận lợi từ chính sách siết chặt quản lý nhập khẩu sữa, từ năm 2015 Trung Quốc cho phép các cặp vợ chồng có 2 con thay vì chỉ 1 con như trước và điều này cũng giúp tăng lực cầu.

Leng không phải là người duy nhất được hưởng lợi từ sự tăng trưởng của Feihe. Liu Yonghao, nhà sáng lập tỷ phú của New Hope Group, đã mua 2% cổ phần Feihe với giá 100 triệu USD hồi tháng 5. Hiện giờ số cổ phần này có giá trị ít nhất là 159 triệu USD. Liu hiện là người giàu thứ 15 Trung Quốc với tài sản ròng 15 tỷ USD.

Leng tốt nghiệp ĐH Nông nghiệp Đông Bắc ở Hắc Long Giang năm 1995, sau đó lấy bằng MBA ở ĐH Peking.

Tiền thân của Feihe là Hongguang Dairy, vốn là 1 doanh nghiệp nhà nước được thành lập năm 1962. Leng bắt đầu làm việc ở đây năm 1987 và đảm nhiệm một số chức vụ trong 1 thập kỷ sau đó. Khi công ty tái cấu trúc để thích nghi với nền kinh tế thị trường, Leng đã chi 7 triệu nhân dân tệ để thâu tóm hơn 95% tài sản của công ty.

Flying Crane U.S., hiện là 1 công ty con của Feihe, từng niêm yết cổ phiếu trên sàn NYSE trong 4 năm cho đến khi bị hủy niêm yết năm 2013. Giá trị vốn hóa của Flying Crane vào khoảng 146 triệu USD.

Theo Trí thức trẻ/Bloomberg

Nâng bước những Startup thành “kỳ lân”

Nền kinh tế số của chúng ta đã chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp vào 2022 và 2023. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, đổi mới công nghệ đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, cũng như làm “bàn đạp” vững chãi cho các doanh nghiệp lớn mạnh trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, liên kết vùng được xác định là ba yếu tố góp phần nâng tầm vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế của các yếu tố này, cần khơi thông “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Di sản của Tổng giám đốc Sumitomo Jun Ohta

Ông chọn Việt Nam là 1 trong 4 thị trường trọng tâm và dưới sự điều hành của ông, Sumitomo đã đầu tư hàng tỷ đô vào khu vực thị trường trọng tâm.