10 ngân hàng “chạy nước rút” lên sàn cuối năm 2017, liệu có kịp?

Theo quy định, cuối năm nay sẽ có 10 ngân hàng phải lên sàn, chấm dứt tình trạng “lười” lên sàn vì thời điểm không thuận lợi.

VPBank chưa lên sàn giá cổ phiếu đã “nổi sóng”

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đang hoàn tất cả thủ tục cuối cùng để nhanh nhất trong quý III/2017 sẽ lên sàn. VPBank hiện có vốn điều lệ trên 14.059 tỷ đồng.

Ngày 28/07/2017, VPBank chốt danh sách cổ đông để thực hiện đăng ký, lưu ký tập trung 1,33 tỷ cổ phần tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) và niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE).

Trên thị trường OTC, giá cổ phiếu VPBank tăng khủng khi đang được đẩy giá mua ở mức cao nhất 49.000 đồng/cổ phần, trong khi đó đầu năm mới chỉ 20.000 đồng/cổ phần. Tuy nhiên, giá bán VPBank đang được chào ở mức 35.000 – 37.000 đồng/cổ phần.

Cùng với thông tin lên sàn là thông tin gom cổ phiếu VPBank của lãnh đạo ngân hàng này. Cụ thể, từ 25/07 - 25/08/2017, tổng số lượng cổ phiếu gia đình Chủ tịch Hội đồng quản trị VPBank là ông Ngô Chí Dũng gồm cả mẹ và vợ ông Dũng lần lượt muốn gom 10,5 triệu cổ phần; 66,6 triệu cổ phần và 65 triệu cổ phần. Nếu giao dịch thành công, tỷ lệ sở hữu của gia đình Chủ tịch Dũng tại VPBank sẽ tăng lên 14,56% vốn điều lệ.

Ngoài ra, vợ Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị VPBank - Bùi Hải Quân cũng đăng ký mua thỏa thuận 5 triệu cổ phần nhằm nâng tỷ lệ sở hữu lên 4,72% vốn điều lệ. Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, Giám đốc chi nhánh VPBank cũng đăng ký nhận chuyển nhượng thêm 600.000 cổ phần.

Trước đó, từ ngày 07/07 - 07/08/2017, người thân của Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị VPBank - Lô Bằng Giang đăng ký gom vào gần 112 triệu cổ phần VPBank, tương đương 8,4% vốn điều lệ.

“Chạy nước rút” lên sàn?

Theo Thông tư số 180/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết, các công ty đại chúng có cổ phần chưa được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán phải thực hiện đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống UPCoM không muộn hơn ngày 31/12/2016.

10 ngân hàng TMCP cũng phải rốt ráo lên sàn cuối năm 2017 nằm trong số 730 doanh nghiệp đã cổ phần hóa phải lên sàn theo quy định, gồm: Phương Đông (OCB), An Bình (ABBank), Kỹ Thương (Techcombank), Nam Á (NamABank), Hàng Hải (MaritimeBank), Việt Á (VietABank), Tiên Phong (TPBank), Đông Nam Á (Seabank), Phát triển TP.HCM (HDBank), Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank). Những ngân hàng này đã nhiều lần lên kế hoạch lên sàn nhưng trì hoãn vì thị trường không thuận lợi.

Từ đầu năm đến nay, mới chỉ có 2 ngân hàng TMCP là VIB và Kiên Long (Kienlongbank - KLB) lên sàn UPCoM.

VIB niêm yết hơn 564 triệu cổ phần với giá 17.000 đồng/cổ phần vào ngày 9/1/2017 và có kế hoạch đưa cổ phiếu lên HOSE vào năm 2018. Giá cổ phiếu VIB đã lên mức 22.400 đồng/cổ phần ngày 27/7.

Kienlongbank mới đây (29/6) niêm yết 300 triệu cổ phần trên UPCoM với giá 10.000 đồng/cổ phần. Đến phiên 27/7, cổ phiếu này được giao dịch ở quanh mức 10.200 đồng/cổ phần.

Với sự thúc ép của cơ quan quản lý, liệu các ngân hàng có kịp lên sàn vào cuối năm 2017 khi đến nay chưa có thông báo gì từ những ngân hàng này?

Trước đó, tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017, cổ đông nhiều ngân hàng đã đồng ý để cổ phiếu ngân hàng lên sàn như: Techcombank, ABBank, OCB, LienVietPostBank …

Ở chiều hướng khác, chỉ có 3% cổ đông của ngân hàng MaritimeBank đồng ý với kế hoạch lên sàn.

Còn HDBank không thấy kế hoạch lên sàn năm 2017. Theo lãnh đạo HDBank, chưa niêm yết chưa hẳn đã bất lợi bởi vì giá trị thực của HDBank sẽ phải do thị trường đánh giá ở giai đoạn ngân hàng đã khẳng định được vị thế, chiến lược phát triển và các triển vọng trong tương lai. Nếu HDBank niêm yết lên rồi giao dịch dưới mệnh giá như một số ngân hàng đang niêm yết thì điều này không có ý nghĩa. Hiện giá cổ phiếu HDBank lên mức 17.000 đồng trên OTC.

Mới đây, chỉ thấy LienVietPostBank đã nhanh chóng thực hiện chốt danh sách cổ đông để đăng ký chứng khoán tại VSD (ngày 17/7) và đăng ký giao dịch trên UPCoM toàn bộ 646,6 triệu cổ phần với mã chứng khoán LPB.

Còn Techcombank đã được cấp mã chứng khoán là TCB, dự kiến cổ phiếu này sẽ giao dịch trên UPCoM trước khi lên HOSE hoặc HNX. Hiện nay, giá cổ phiếu của Techcombank được đẩy lên 37.000 đồng/cổ phần trên OTC.

Trước đó, tại đại hội đồng cổ đông, lãnh đạo ABBank cũng dự kiến sẽ lên UPCoM, nếu hồ sơ được chấp thuận sẽ lên sàn vào tháng 7/2017. Giá cổ phiếu ABBank đang xoay quanh mệnh giá.

Hay như OCB cũng mới chỉ dự kiến không lên UPCoM mà sẽ lên thẳng HOSE. Giá cổ phiếu này đang ở mức 12.000 – 13.000 đồng/cổ phần trên OTC.

Theo Lan Anh Bizlive

Tags:

Nam A Bank nhận cú đúp giải thưởng quốc tế

Ngày 3/7, tại Singapore, Nam A Bank được tạp chí Asian Banking & Finance trao tặng giải thưởng Thẻ Tín dụng Sáng tạo của năm 2025 (Credit Card Initiative Of The Year 2025) và Ứng dụng Di động & Thanh toán Sáng tạo của năm 2025 (Mobile Banking & Payment Initiative Of The Year 2025). Đây là năm thứ ba liên tiếp Nam A Bank vinh dự nhận được giải thưởng từ Tạp chí này.

Dòng tín dụng đang chảy mạnh vào khu vực kinh tế tư nhân

Số liệu thống kê cho thấy, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp gần 50% GDP, hơn 30% thu ngân sách, tạo ra hơn 40 triệu việc làm và chiếm khoảng 85% tổng số lao động trong nền kinh tế. Với vai trò quan trọng đó, Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân ra đời như một bước ngoặt, đột phá trong tư duy và hoạch định chính sách phát triển kinh tế, là sự khẳng định của Đảng về vai trò then chốt, động lực quan trọng hàng đầu của khu vực kinh tế tư nhân trong tiến trình phát triển đất nước. aa Zalo

Bảo mật an toàn thông tin: Yếu tố then chốt cho ngành tài chính - ngân hàng trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh công nghệ AI, blockchain đóng vai trò quan trọng đối với ngành tài chính, ngân hàng nhưng đang bị “lợi dụng” để tấn công vào tài khoản người dùng. Vì vậy, việc đầu tư cho hệ sinh thái bảo mật thông minh, tích hợp, có khả năng phát hiện sớm và phản ứng nhanh là điều không thể thiếu nếu muốn đảm bảo an toàn thông tin và duy trì hoạt động ổn định trong kỷ nguyên số. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Thời báo ngân hàng có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Gia Đức – Giám đốc Fortinet Việt Nam. aa Zalo

Lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên giữ ở 3,9%/năm, thấp hơn trần quy định

Mặt bằng lãi suất huy động duy trì ổn định đã tạo dư địa để lãi suất cho vay tiếp tục giữ ở mức thấp. Theo thống kê, lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên hiện khoảng 3,9%/năm – thấp hơn mức trần 4%/năm theo quy định của NHNN.

Tổ chức lại hệ thống 14 Chi nhánh Ngân hàng nhà nước khu vực

Nhằm đảm bảo hệ thống vận hành đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với mô hình quản lý hành chính của 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập, Ngân hàng nhà nước đã ban hành 14 Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 14 NHNN Khu vực (trừ NHNN Khu vực 1).

Video