"Trùm" buôn lậu Mười Tường bị khởi tố về tội vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới

Chiều 17/12, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố các bị can: Nguyễn Thị Kim Hạnh (tức Mười Tường, SN 1969); Mai Thị Ngọc Phấn (SN 1979, trú tại xã Đa Phước, huyện An Phú); Trương Văn Liêm (SN 1966) và Phạm Tấn Lộc (SN 1986, trú tại phường Châu Phú A, TP Châu Đốc, An Giang) cùng về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

Trong quá trình điều tra mở rộng vụ án buôn lậu 51kg qua biên giới, các đối tượng khai nhận, khoảng 10 ngày trước ngày bắt vụ 51kg vàng (ngày 30/10/2020), đối tượng tên Tuốt (người Campuchia) có điện thoại nhờ Liêm nhận 200.000 USD từ một người lạ mặt đem đến tiệm vàng Trương Liêm giao cho Liêm giữ. Mấy ngày sau thì Tuốt điện thoại kêu Liêm mang số tiền này giao cho đường dây vận chuyển của Mười Tường để mang sang Campuchia cho Tuốt.

Trùm buôn lậu Mười Tường bị khởi tố về tội vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới - Ảnh 1.

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Mười Tường.

Sau đó, Mười Tường chỉ đạo Phấn điện thoại kêu Lộc đến khu vực chợ cá Châu Đốc nhận USD của  tiệm vàng Trương Liêm. Lộc cùng Võ Văn Trung điều khiển xuồng máy đến bến sông chợ cá Châu Đốc để nhận USD, đến điểm hẹn Lộc gặp Trương Duy Đạt (con chủ tiệm vàng Trương Liêm) nhận một bọc nylon màu đen đựng USD mang về nhà Mười Tường kiểm tra bên trong có 200.000 USD rồi Lộc mang sang Campuchia giao cho Tuốt. 

Trùm buôn lậu Mười Tường bị khởi tố về tội vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới - Ảnh 2.

Các đối tượng liên quan.

Tiếp đến, Phấn đến tiệm vàng Trung Liêm gặp vợ của Liêm nhận tiền công vận chuyển 100 USD mang về đưa cho Mười Tường.

Theo Trần Lĩnh - Tiến Tầm (Công an nhân dân)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video