“Phao cứu sinh” của cổ phần hóa

Không nhiều thông tin liên quan đến các thương vụ được công bố ra truyền thông đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước.

[caption id="attachment_5017" align="aligncenter" width="700"]Ảnh minh họa. Ảnh minh họa.[/caption]

 

Nhiều chuyên gia về mua bán sáp nhập (M&A) cả trong nước và quốc tế đều thừa nhận rằng, việc chậm hoặc không muốn công bố nhiều thông tin xung quanh các thương vụ M&A chính là một yếu tố bất lợi cho quá trình cổ phần hóa vốn đang rất căng thẳng ở Việt Nam nhiều năm nay. 

Băn khoăn khả năng hấp thụ
 
Một câu hỏi được nhiều chuyên gia về M&A nêu ra chính là: Khả năng tài chính của thị trường Việt Nam có đủ để hấp thụ một lượng vốn khổng lồ từ quá trình cổ phần hóa nhà nước diễn ra trên quy mô lớn như hiện nay không?
Các nghiên cứu của nhiều tổ chức quốc tế cho thấy, quy mô vốn hóa toàn thị trường chứng khoán của Việt Nam hiện khá nhỏ bé so với các nước trong khu vực. 

Nghiên cứu của Nhóm công tác Thị trường vốn (Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - VBF) cho biết, thị trường chứng khoán Việt Nam đang đi tụt lùi so với các nước ASEAN.

Cụ thể, vốn hóa toàn thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ khoảng 46 tỷ USD (tương đương 25% GDP).

Trong khi đó, ở Philippines là khoảng 184 tỷ USD, Thái Lan 418 tỷ USD; Singapore 415 tỷ USD...

Các chuyên gia tại Diễn đàn VBF giữa kỳ 2015 cũng khẳng định rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam thời điểm hiện tại không đủ mạnh để hỗ trợ quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. 

cp2

Tuy nhiên, theo đại diện CTCP Chứng khoán Bảo Việt, tư tưởng giữ cổ phần chi phối của nhà nước đã được cải thiện khá nhiều trong thời gian gần đây hứa hẹn sẽ tạo ra sự đột phá cho các thương vụ quy mô lớn.

Ông Nhữ Đình Hòa, Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Bảo Việt, tiết lộ, một doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải vừa cổ phần hóa thời gian gần đây đã thành công ngoài mong đợi khi Nhà nước thay đổi quyết định về việc giữ cổ phần chi phối.

Theo đó, lúc đầu nếu vẫn giữ nguyên quan điểm giữ cổ phần chi phối của Nhà nước ở mức cao, dù là công ty tiềm năng nhưng các nhà đầu tư vẫn không quyết định mua. Khi Nhà nước thay đổi quyết định, không giữ cổ phần chi phối nữa mà giảm tỷ lệ sở hữu xuống 30%, thì nhu cầu đầu tư vào doanh nghiệp này tăng vọt.

Cũng theo ông Hòa, các thay đổi mang tính định hướng về chính sách sẽ có tính quyết định đến khả năng hấp thụ của thị trường tài chính Việt Nam đối với tiến trình cổ phần hóa các doanh nhiệp nhà nước. 

Bên cạnh đó, chính sách nới room cho nhà đầu tư nước ngoài vừa được triển khai cũng là điều kiện có thể khuyến khích các nhà đầu tư ngoại rót tiền mua cổ phần của các công ty cổ phần hóa, tạo tiền đề cho sự thành công của các đợt IPO.

Chìa khóa minh bạch 

Theo ông Nhữ Đình Hòa, Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Bảo Việt, trên thực tế trước đây, đúng là các doanh nghiệp nhà nước cực kỳ ít công bố thông tin về các thương vụ M&A.

Điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư chiến lược trong việc tìm hiểu thông tin về các doanh nghiệp nhà nước đang cổ phần hóa.

Tuy nhiên, trong khoảng 1 năm trở lại đây, Chính phủ đã có những quy định khá chi tiết về việc công bố thông tin của các doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu. Tháng 4 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng công bố thông tư hướng dẫn 8 khoản mục yêu cầu các công ty phải công bố thông tin.

"Tôi cho rằng động thái này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, có lợi cho hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước sau này", ông Hòa nhìn nhận.

Theo số liệu từ CTCP Chứng khoán Bảo Việt, năm 2014 có khoảng 143 doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa, chỉ đạt 27% so với kế hoạch cổ phần hóa 532 doanh nghiệp. Như vậy, còn 389 công ty cần phải cổ phần hóa trong năm nay.

Ông Hòa cho rằng, đây là một mục tiêu khá tham vọng. Bởi lẽ, không chỉ số lượng doanh nghiệp chưa cổ phần hóa được còn khá nhiều, sắp tới sẽ có thêm hàng loạt doanh nghiệp sẽ phải cổ phần hóa.

Cụ thể, theo thông tin từ ông Hòa, bên cạnh các công ty quốc doanh hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, mới đây, Chính phủ đã ban hành quyết định chuyển một số đơn vị sự nghiệp công lập sang các công ty cổ phần, càng gia tăng số đơn vị cần phải cổ phần hóa.

Theo ông Đặng Xuân Minh, Tổng giám đốc Công ty AVM Việt Nam, năm 2014, giá trị của các thương vụ M&A đạt hơn 4 tỷ USD, tăng khoảng 20% so với 2013. Trong đó, đứng đầu là các thương vụ M&A trong lĩnh vực bán lẻ với khoảng 36% tổng giá trị; Kế đến là lĩnh vực hàng công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng với tỷ trọng 21% tổng giá trị các thương vụ.

"Giai đoạn 2014-2018, thị trường M&A Việt Nam bắt đầu bước vào một làn sóng mới, được ghi nhận là làn sóng thứ hai, có tổng giá trị M&A kỳ vọng lên tới 20 tỷ USD", ông Minh cho biết.

Theo Bizlive

Tags:

Nâng bước những Startup thành “kỳ lân”

Nền kinh tế số của chúng ta đã chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp vào 2022 và 2023. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, đổi mới công nghệ đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, cũng như làm “bàn đạp” vững chãi cho các doanh nghiệp lớn mạnh trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, liên kết vùng được xác định là ba yếu tố góp phần nâng tầm vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế của các yếu tố này, cần khơi thông “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Di sản của Tổng giám đốc Sumitomo Jun Ohta

Ông chọn Việt Nam là 1 trong 4 thị trường trọng tâm và dưới sự điều hành của ông, Sumitomo đã đầu tư hàng tỷ đô vào khu vực thị trường trọng tâm.