Xuất siêu lập kỷ lục mới, vượt 6 tỷ USD

Hết tháng 9, thặng dư thương mại của Việt Nam lần đầu tiên vượt ngưỡng 6 tỷ USD trong 9 tháng, theo thông tin Tổng cục Hải quan vừa công bố chiều 9/10.

Theo Tổng cục Hải quan, tháng 9, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 21,125 tỷ USD qua đó nâng tổng kim ngạch xuất khẩu hết tháng 9 lên 179,467 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, tổng kim ngạch nhập khẩu tháng 9 đạt  19,513 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu hết tháng 9 lên 173,143 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ 2017.

Trong tháng 9, thặng dư thương mại của nước ta lên đến 1,982 tỷ USD, cao hơn gần 1,3 tỷ USD so với ước tính trước đó của các nhà chuyên môn (ước tính 700 triệu USD), qua đó giúp nước ta xuất siêu lên đến 6,324 tỷ USD tính hết tháng 9.

Theo quan sát, đây là mức thặng dư cao kỷ lục trong nhiều năm gần đây. Trong vòng 5 năm qua (2014-2018), có 3 năm tính đến tháng 9 Việt Nam xuất siêu, 2 năm còn lại là năm 2016 xuất siêu 3,029 tỷ USD, năm 2014 xuất siêu 2,628 tỷ USD.

Trong khi đó, cùng kỳ năm 2015 nhập siêu tới 3,639 tỷ USD và năm 2017 vừa qua nhập siêu gần 120 triệu USD. Nhìn vào kết quả này có thể thấy, kim ngạch xuất siêu đạt được 9 tháng qua là con số vượt trội so với các năm còn lại.

Hết tháng 9, có 5 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên. Lớn nhất là điện thoại và linh kiện đạt 36,691 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ 2017.

Các mặt hàng khác là dệt may đạt 22,45 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 21,851 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 12,14 tỷ USD; giày dép 11,738 tỷ USD.

Trong khi đó lĩnh vực nhập khẩu có 3 nhóm hàng đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 30,813 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 24,584 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện đạt 10,997 tỷ USD.

Trước đó, tính chung cả năm 2017, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam xuất siêu 2,7 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 26,1 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 28,8 tỷ USD, theo Tổng cục Thống kê.

Theo Thanh Hằng Chinhphu.vn

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video